Nhiều doanh nghiệp nhanh chóng tìm hướng đi phù hợp thích ứng với bối cảnh mới. Ảnh minh hoạ - Nguồn: Báo Nhân dân
Thực tế cho thấy, đã có hàng ngàn doanh nghiệp lâm cảnh lao đao, thậm chí bị phá sản, nhưng cũng có nhiều doanh nghiệp tìm cách xoay chuyển chiến lược kinh doanh để thích ứng với tình hình mới.
Hàng ngàn doanh nghiệp rút khỏi thị trường
Theo thống kê của Cục Quản lý Đăng ký kinh doanh, dưới tác động của dịch bệnh, số doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường trong 7 tháng đầu năm 2021 tiếp tục có sự gia tăng, với 79.673 doanh nghiệp, tăng 25,5% so với cùng kỳ năm 2020.
Trong đó, có 40.251 doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh, chiếm đến 50,5% tổng số doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường trong 7 tháng đầu năm 2021.
Tính riêng TP.HCM, trong 7 tháng đầu năm 2021 có 23.199 doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường (chiếm 29,1% số doanh nghiệp rút lui của cả nước), tăng 14,8% so với cùng kỳ năm 2020.
Sự gia tăng về doanh nghiệp rút lui chủ yếu đến từ số doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh có thời hạn (12.071 doanh nghiệp, tăng 25,7%).
Số lượng doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh trong 7 tháng đầu năm 2021 là 40.251 doanh nghiệp, tăng 23% so với cùng kỳ năm 2020, thấp hơn mức tăng trung bình giai đoạn 2016-2020 (tăng 27%).
Có thể thấy, đợt bùng phát dịch Covid-19 lần thứ tư từ ngày 27/4/2021 đến nay đã ảnh hưởng đến hoạt động kinh tế - xã hội tại nhiều địa phương.
Trong bối cảnh dịch bệnh diễn biến phức tạp, nhiều địa phương phải thực hiện các biện pháp giãn cách xã hội thì việc số lượng doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh có sự gia tăng là điều dễ hiểu.
Tuy nhiên, phần lớn các doanh nghiệp kể trên thường có quy mô nhỏ, tập trung chủ yếu ở lĩnh vực thương mại, dịch vụ.
Cụ thể, doanh nghiệp đăng ký tạm ngừng kinh doanh tập trung chủ yếu ở quy mô vốn từ 0-10 tỉ đồng với 36.436 doanh nghiệp (chiếm 90,5%, tăng 21,7% so với cùng kỳ năm 2020).
Ở quy mô từ 10-20 tỉ đồng có 2.095 doanh nghiệp (chiếm 5,2%, tăng 37,3% so với cùng kỳ năm 2020); từ 20-50 tỉ đồng có 1.132 doanh nghiệp (chiếm 2,8%, tăng 44,2% so với cùng kỳ năm 2020); từ 50-100 tỉ đồng có 362 doanh nghiệp (chiếm 0,9%, tăng 24,4% so với cùng kỳ năm 2020) và quy mô trên 100 tỉ đồng có 226 doanh nghiệp (chiếm 0,6%, tăng 29,9% so với cùng kỳ năm 2020).
Phần lớn doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh trong 7 tháng đầu năm 2021 có thời gian hoạt động ngắn.
Cụ thể, doanh nghiệp có thời gian hoạt động từ 0-5 năm là 21.129 doanh nghiệp (chiếm 52,5%), từ 5-10 năm có 10.469 doanh nghiệp (chiếm 26,0%) và trên 10 năm có 8.653 doanh nghiệp (chiếm 21,5%).
Có thể nhận thấy, xu hướng thanh lọc mạnh mẽ tiếp tục diễn ra ở các ngành nghề. Điều này phản ánh thông qua việc những lĩnh vực có số doanh nghiệp đăng ký tạm ngừng kinh doanh lớn nhất cũng là những ngành nghề có số doanh nghiệp quay trở lại hoạt động cao nhất.
Điều này cũng cho thấy, khủng hoảng, khó khăn hay các yếu tố tiêu cực cũng là thời điểm cho các doanh nghiệp tự làm mới mình, tìm ra những hướng đi mới phù hợp với nhu cầu thị trường để tồn tại và phát triển mạnh mẽ hơn.
Nhìn nhận một cách tích cực, giới kinh doanh cho rằng đây chính là thời điểm thanh lọc mạnh mẽ những đơn vị có sức đề kháng yếu, kém trên thị trường.
Chủ động xoay chuyển, ứng biến
Bên cạnh những doanh nghiệp không đủ sức trụ lại thị trường, vẫn còn rất nhiều doanh nghiệp tìm được hướng đi phù hợp thích ứng với bối cảnh mới, giữ vững đà tăng trưởng.
Ông Nguyễn Vũ Cao, Chủ tịch HĐQT Khang Land, cho biết trong hơn một năm qua, do ảnh hưởng của dịch Covid-19, doanh nghiệp đã đưa ra nhiều chiến lược hoạt động.
Đầu tiên là cơ cấu lại bộ máy nhân sự. Tiếp đó là cơ cấu lại giỏ hàng sao cho phù hợp với thị trường, xu thế chung. Sau cùng là các chiến lược về công cụ quản trị, đẩy mạnh áp dụng công nghệ và chuyển đổi số.
Cụ thể, thay vì bán các sản phẩm đất nền tỉnh hay chung cư thì doanh nghiệp tập trung bán sản phẩm của các chủ đầu tư uy tín như Vingroup, Sungroup...
Theo CEO Khang Land, lúc mới lựa chọn, những sản phẩm này chưa hấp thụ tốt, nhưng khi triển khai đã nhận được sự quan tâm từ các nhà đầu tư.
Về hoạt động “nuôi quân”, hướng đi của lãnh đạo Khang Land là tối ưu hoá bộ máy, điều chỉnh theo hướng phù hợp với thị trường, lựa chọn các nhân sự chất lượng, chuyên nghiệp hơn, trình độ cao hơn.
Ông Vũ Cao cho biết Khang Land được thành lập vào thời kỳ bất động sản rơi vào khủng hoảng, giai đoạn 2012-2013 nên không lạ lẫm với những tác động ngoại cảnh.
Trong bối cảnh thị trường khó khăn do tác động của dịch Covid-19, công ty đã biến nó thành cơ hội để phát triển hơn, nên trong hơn một năm qua, lợi nhuận kinh doanh vẫn tăng trưởng.
Công ty chưa phải cắt giảm nhân sự, thậm chí vẫn đang tuyển dụng thêm, với đòi hỏi cao hơn về chất lượng và năng lực.
“Nói vậy không có nghĩa là hoạt động kinh doanh của chúng tôi không bị ảnh hưởng”, ông Vũ Cao nói và cho biết công ty sẽ lựa chọn những sản phẩm tốt nhất, bởi trong giai đoạn này, không phải ai cũng “sống” và ai cũng “chết”, nhà đầu tư cũng có khẩu vị đầu tư khác nhau.
Theo ông Vũ Cao, điều này liên quan đến trình độ, khả năng lựa chọn sản phẩm, khả năng phân tích thị trường, phân tích xu thế tiêu dùng của cả doanh nghiệp và nhà đầu tư.
“Đó là một trong những yếu tố quan trọng. Nếu phân tích sai, lựa chọn hướng đi sai chắc chắn sẽ trả giá đắt”, ông Vũ Cao cho biết.
Lãnh đạo Khang Land cho biết đã sẵn sàng kịch bản để ứng phó và sẽ có những điều chỉnh phù hợp với xu hướng của thị trường, trong trường hợp dịch bệnh kéo dài sang năm sau.
Ở thời điểm hiện tại, doanh nghiệp này vẫn ưu tiên bán các sản phẩm đầu tư hơn là sản phẩm để ở, trong đó tập trung ở Phú Quốc. Thời gian cuối năm, doanh nghiệp tập trung mở bán các dự án ở Hưng Yên, Tuyên Quang, Nha Trang và Hạ Long.
Ông Nguyễn Chí Thanh, Giám đốc Công ty cổ phần Thanh Bình Hà Nội, cho rằng dịch bệnh vẫn đang diễn biến phức tạp, nhưng doanh nghiệp vẫn phải giữ vững kế hoạch sản xuất, kinh doanh.
“Chúng tôi đã lường trước những kịch bản khác nhau để ứng phó với tình hình dịch bệnh kéo dài”, ông Thanh cho biết.
Công ty không cắt giảm nhân sự, cố gắng đảm bảo lương cho nhân viên nhưng cũng kêu gọi sự chia sẻ của người lao động.
“Trước mắt, với tình hình giãn cách như hiện nay, chúng tôi đã tổ chức cho nhân viên làm việc online tại nhà, đưa về mức lương cơ bản để đảm bảo doanh nghiệp có điều kiện ứng phó trong tình huống xấu nhất”, ông Thanh cho biết.
Về cơ cấu sản phẩm, ông Thanh cho biết giỏ hàng của công ty vẫn đang nằm ở phân khúc tầm trung vì nhu cầu của thị trường ở phân khúc này vẫn đang rất lớn trong khi nguồn cung không nhiều. Vấn đề cốt lõi vẫn là đảm bảo chất lượng của sản phẩm để bàn giao cho khách hàng.
“Chúng tôi không chọn những phân khúc mạo hiểm nên những lúc khó khăn không phải điều chỉnh giỏ hàng mà chỉ tập trung làm sao về đích càng nhanh càng tốt”, ông Thanh nói.
Theo lãnh đạo của Thanh Bình, việc triển khai kế hoạch kinh doanh của các doanh nghiệp vẫn diễn ra quyết liệt và luôn trong tâm thế sẵn sàng ứng phó.
Thế nhưng, khi dịch bệnh diễn biến xấu đi, chắc chắn sẽ không một doanh nghiệp nào không bị ảnh hưởng.
-
Điêu đứng vì đầu tư căn hộ nghỉ dưỡng
Có người đã dốc hết số tiền tích góp trong nhiều năm, vay thêm ngân hàng và thậm chí còn bán luôn căn nhà đang ở để đầu tư căn hộ nghỉ dưỡng. Thế nhưng, dịch bệnh ập đến đã khiến họ lao đao, không biết xoay xở thế nào với khoản lãi hàng chục triệu đồng mỗi tháng.
-
eMagazine: Sun Group tìm hướng đi mới trong tâm dịch
Tìm hướng đi mới, xoay chuyển tình thế từ bị động sang chủ động gắn với tinh thần “3T” là cách mà Sun Group lựa chọn để đối mặt và vượt qua những thách thức mà đại dịch Covid-19 đặt ra. Trong một buổi trò chuyện cuối năm, bà Nguyễn Ngọc Thuý Linh, Tổ...
-
Đại dịch khiến nhu cầu mua ngôi nhà thứ hai lên cao kỷ lục
Đại dịch làm khối lượng tài sản của người giàu tăng lên nhanh chóng. Theo báo cáo, số cá nhân sở hữu tài sản trị giá trên 30 triệu USD đã tăng gần 10% vào năm ngoài. Điều này kéo theo nhu cầu cao kỷ lục đối với các bất động sản cao cấp hoặc những ngô...
-
Lợi nhuận homestay đâu chỉ đong đếm bằng tiền
Từ dạo bước chân vào làm homestay dù quy mô nhỏ xíu, mọi người vẫn mặc định tôi đang kinh doanh và thường hỏi về lợi nhuận. Đã là lợi nhuận thì nhất định câu trả lời phải bằng những con số, mọi câu trả lời khác được đánh giá thuộc dạng né tránh hoặc ...