UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu mới đây đã ban hành Công văn số 593/UBND-VP chỉ đạo các sở, ngành, địa phương liên quan tăng cường công tác kiểm tra hoạt động khoáng sản và sử dụng đất trong hoạt động khoáng sản.
Theo báo cáo của Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, ngày 4/5/2023, Sở Tài nguyên và Môi trường đã thành lập Đoàn kiểm tra gồm đại diện Sở Xây dựng, Sở Công Thương, Cục Thuế tỉnh, UBND các địa phương nơi có mỏ vật liệu.
Đoàn Kiểm tra đã tiến hành kiểm tra 23 điểm mỏ của 19 doanh nghiệp đang khai thác khoáng sản. Trong đó, có 2 mỏ vật liệu san lấp, 2 mỏ sét, 2 mỏ cát, 5 mỏ puzolan, 11 mỏ đá xây dựng và 1 mỏ nước khoáng nóng.
Qua kết quả kiểm tra, Sở Tài nguyên và Môi trường cho biết, về cơ bản các doanh nghiệp đang tiến hành khai thác có đầy đủ hồ sơ, thủ tục pháp lý liên quan đến hoạt động khai thác khoáng sản, bảo vệ môi trường trong khai thác khoáng sản.
Tuy nhiên, vẫn còn một số tồn tại như không lắp trạm cân kiểm soát sản lượng; thống kê sản lượng khai thác chưa đầy đủ theo biểu mẫu và kê khai thuế đối với sản lượng đã khai thác chưa phù hợp; khai thác ngoài ranh thuê đất; sử dụng đất sai mục đích…
Bà Rịa - Vũng Tàu chỉ đạo tăng cường công tác kiểm tra hoạt động khai thác, chế biến khoáng sản
Trước tình trạng này, UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu yêu cầu Sở Tài nguyên và Môi trường tăng cường phối hợp với các sở, ngành có liên quan; tiếp tục chủ động nắm tình hình đối với các điểm mỏ, tổ chức thanh tra, kiểm tra theo quy định nhằm kịp thời phát hiện các sai phạm của doanh nghiệp.
Trong đó, lưu ý đến các hành vi khai thác vượt độ sâu, ngoài ranh cấp phép, ngoài ranh thuê đất và kiểm soát sản lượng khai thác.
Các doanh nghiệp khẩn trương hoàn tất các thủ tục về đất đai làm cơ sở thuê hết diện tích đất theo giấy phép được cấp để tiến hành khai thác theo quy định. Cung cấp thông tin các trường hợp chưa thuê đất hết diện tích theo Giấy phép khai thác cho Sở Kế hoạch và Đầu tư và phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư rà soát, xử lý các vi phạm của doanh nghiệp về tiến độ đầu tư theo quy định của pháp luật về đầu tư.
Ngoài ra, doanh nghiệp cần thực hiện việc đo vẽ Bản đồ địa hình hiện trạng đầy đủ, tuân thủ đúng trình tự, thủ tục theo quy định.
UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu yêu cầu Sở Kế hoạch và Đầu tư rà soát về tiến độ đầu tư đối với các trường hợp chưa thuê hết diện tích đất theo giấy phép khai thác khoáng sản do Sở Tài nguyên và Môi trường cung cấp, xử lý theo thẩm quyền hoặc tham mưu UBND tỉnh xử lý các vi phạm theo quy định.
Sở Xây dựng chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan rà soát sự phù hợp của nhà xưởng chế biến gạch không nung tại mỏ puzolan Gia Quy, huyện Đất Đỏ với dự án đầu tư, thiết kế khai thác mỏ, đề xuất biện pháp xử lý theo quy định.
Bên cạnh đó, lãnh đạo tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu cũng yêu cầu UBND các huyện Xuyên Mộc và thị xã Phú Mỹ tiếp tục kiểm tra xử lý dứt điểm việc sử dụng đất không đúng mục đích để xây dựng các công trình phụ trợ (nhà xưởng, mặt bằng chế biến, lắp trạm nghiền, sàng và sân công nghiệp...) phục vụ hoạt động khai thác, chế biến khoáng sản.
Thị xã Phú Mỹ sẽ trình đề án thành lập thành phố mới trong năm nay Theo quy hoạch đến năm 2025, thị xã Phú Mỹ sẽ trở thành thành phố trực thuộc tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Phú Mỹ sẽ trở thành đô thị cảng biển, là trung tâm công nghiệp chuyên sâu, công nghiệp cảng biển, thương mại, dịch vụ logistics và đầu mối giao thông cảng quan trọng. Phú Mỹ nằm ở phía tây tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, có diện tích khảng 334ha. Thị xã nằm dọc theo quốc lộ 51, cách TP.HCM khoảng 60km, cách TP Vũng Tàu khoảng 40km và cách TP Bà Rịa khoảng 20km. Không chỉ thừa hưởng vị trí liền kề với nhiều đô thị lớn, Phú Mỹ cũng hưởng lợi nhờ gắn liền với mạng lưới hạ tầng giao thông kết nối rất đa dạng đã và đang được đầu tư. Trong đó có nhiều tuyến giao thông liên vùng như quốc lộ 51, cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu, đường 911B, cầu Phước An nối với Nhơn Trạch (Đồng Nai), đường Vành đai 4, hệ thống đường sông. Dù không gắn trực tiếp song Phú Mỹ cũng có vị trí liền kề với nhiều hạ tầng giao thông quan trọng khác như đường Vành đai 3 TP.HCM, cao tốc Bến Lức - Long Thành, Cao tốc TP.HCM - Dầu Giây - Phan Thiết, sân bay quốc tế Long Thành... |
-
Nóng trong tuần: Bà Rịa - Vũng Tàu sẽ có thêm thành phố
Địa phương có nhiều thế mạnh ở Bà Rịa – Vũng Tàu sẽ trình đề án thành lập thành phố mới trong năm nay; Hơn 1 triệu tỷ đồng được “bơm” vào thị trường bất động sản; Hé lộ vị trí xây sân bay Thái Bình sau năm 2030; Thị trường bất động sản đã vượt qua giai đoạn khó khăn nhất, hé lộ thời điểm bật tăng giao dịch... là những thông tin nóng trong tuần qua.
-
Sở hữu nhiều thế mạnh về phát triển cảng biển, khu công nghiệp, logistics, đô thị…Thị xã Phú Mỹ phấn đấu lên thành phố trong năm 2025. Để chuẩn bị cho mục tiêu trên, một trong những nhiệm vụ quan trọng được Thị ủy Phú Mỹ đề ra trong năm nay là hoàn thành, trình phê duyệt Đề án thành lập thành phố mới Phú Mỹ.
-
Năm 2030 Bà Rịa - Vũng Tàu sẽ có bao nhiêu đô thị, phân bố ở đâu?
Theo đồ án Quy hoạch tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 vừa được duyệt, hệ thống đô thị tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu gồm 2 thành phố, 1 thị xã và 10 đô thị.
-
Thị trường kim loại lao dốc vì sức ép vĩ mô, giá bạc rơi khỏi mốc 30 USD/ounce
Theo MXV, bên cạnh sự mạnh lên của đồng USD, giá các mặt hàng kim loại cũng chịu áp lực trong bối cảnh lo ngại về nhu cầu giảm từ lĩnh vực sản xuất và xây dựng tại Trung Quốc, quốc gia tiêu thụ lớn nhất thế giới....
-
Hàng triệu mét khối vật liệu sau nạo vét sông được tỉnh Quảng Nam đem bán, giá từ 144.000 đồng/m3
1,3 triệu m3 vật liệu cát từ dự án nạo vét để khơi thông dòng chảy sông Cổ Cò sẽ được tỉnh Quảng Nam tiếp tục đấu giá với mức giá khởi điểm từ 144.000 đồng/m3.
-
Nhìn lại năm 2024: Áp lực chi phí khiến giá vật liệu xây dựng “dậy sóng”
Trong bối cảnh tiêu thụ ảm đạm nhưng thị trường vật liệu xây dựng với hàng trăm sản phẩm từ sắt thép, xi măng cho đến các loại vật liệu hoàn thiện vẫn chịu nhiều áp lực tăng giá. Điều gì khiến giá vật liệu xây dựng "dậy sóng" giữa cơn trầm lắng?...