Bộ Xây dựng vừa đề nghị Thủ tướng Chính phủ giao Ủy ban Nhân dân TP.HCM làm cơ quan chủ quản đầu tư Dự án tuyến đường sắt đô thị Thủ Thiêm - Long Thành, trị giá khoảng 3,5 tỷ USD.
Tuyến đường sắt này dự kiến có chiều dài chính tuyến 41,83 km, được xây dựng theo tiêu chuẩn đường đôi, khổ 1.435 mm, điện khí hóa, với tốc độ thiết kế 120 km/h trên chính tuyến và 90 km/h trong hầm.
Dự án đã được Bộ Giao thông Vận tải nghiên cứu và lấy ý kiến các địa phương liên quan. Hiện tại, Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi đang được hoàn thiện để dự kiến trình Quốc hội phê duyệt chủ trương đầu tư trong tháng 10/2025.
Tuyến đường sắt này dự kiến có 20 ga, bao gồm 16 ga trên cao và 4 ga ngầm, với depot chính đặt tại xã Cẩm Đường, huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai.
Vào tháng 4/2024, Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo Bộ Giao thông Vận tải nhanh chóng nghiên cứu tuyến đường sắt kết nối sân bay Tân Sơn Nhất với sân bay Long Thành, nhằm tăng cường khả năng kết nối giữa hai sân bay lớn nhất cả nước.
Tháng 12/2024, Thủ tướng yêu cầu Bộ Giao thông Vận tải khẩn trương nghiên cứu và báo cáo về các dự án đường sắt kết nối với sân bay Long Thành, bao gồm tuyến Thủ Thiêm - Long Thành, để trình Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư trong năm 2025.
Cùng thời điểm này, Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải đã ký quyết định thành lập Hội đồng thẩm định nội bộ để thẩm định báo cáo nghiên cứu tiền khả thi Dự án đầu tư xây dựng tuyến đường sắt Thủ Thiêm - Long Thành.
Tuyến đường sắt Thủ Thiêm - Long Thành sau khi hoàn thành sẽ kết nối trung tâm TP.HCM với Cảng hàng không quốc tế Long Thành, giảm tải cho hệ thống giao thông đường bộ, đặc biệt là cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây, góp phần giảm ùn tắc và tai nạn giao thông.
Việc kết nối hiệu quả giữa TP.HCM và sân bay Long Thành sẽ thúc đẩy phát triển kinh tế khu vực, tăng cường thu hút đầu tư, phát triển du lịch và dịch vụ logistics, tạo động lực cho tăng trưởng kinh tế địa phương và quốc gia.
Đặc biệt, với thị trường bất động sản, khi tuyến đường sắt được triển khai, các khu vực như Thủ Thiêm (TP.HCM), Nhơn Trạch, Long Thành (Đồng Nai) sẽ thu hút mạnh nhà đầu tư do khả năng kết nối thuận lợi với sân bay Long Thành và TP.HCM.
Các khu vực gần ga đường sắt sẽ trở thành "điểm nóng" của thị trường bất động sản, thúc đẩy sự phát triển của các khu đô thị cao cấp, khu phức hợp thương mại và dịch vụ.
Thúc đẩy bất động sản công nghiệp Khi giao thông thuận lợi, các khu công nghiệp, trung tâm logistics sẽ được mở rộng, thu hút thêm vốn đầu tư trong và ngoài nước.
-
Lộ diện hướng tuyến đường sắt 3,4 tỷ USD Thủ Thiêm – Long Thành
Tuyến đường sắt Thủ Thiêm – Long Thành kết nối từ sân bay quy mô lớn nhất cả nước với trung tâm tài chính kinh tế TP.HCM được đề xuất triển khai với chiều dài gần 42km, tổng vốn đầu tư lên đến 3,4 tỷ USD.
-
Vị trí 20 nhà ga của tuyến đường sắt 3,4 tỉ USD Thủ Thiêm – Long Thành được đề xuất nằm ở đâu?
Theo đơn vị tư vấn, tuyến đường sắt Thủ Thiêm – Long Thành được đề xuất xây dựng với 20 nhà ga gồm 4 ga ngầm và 16 ga trên cao. Trong đó, một khu vực đặc biệt của Đồng Nai có dự án đi qua sẽ có 7 nhà ga.
-
Thông tin mới nhất về tuyến đường sắt 3,4 tỉ USD nối Thủ Thiêm với sân bay Long Thành
Dự án đường sắt Thủ Thiêm – Long Thành có chiều dài khoảng 36km, tổng mức đầu tư dự kiến lên đến 3,4 tỉ USD.








-
1.500 chuyên viên tư vấn và những khoảnh khắc bùng nổ tại sự kiện “Ra quân” Happy One Sora
Máu lửa, nhiệt huyết và sẵn sàng là những từ khóa thể hiện tinh thần quyết tâm tại sự kiện “Ra quân” dự án hoàn toàn mới tại thành phố Thủ Đức - Happy One Sora ngày 22/04 vừa qua với chủ đề “Tôi kể Bạn nghe, chuyện về tinh hoa từ Happy One Sora”....
-
HoREA đề xuất TP.HCM quản thay vì cấm lưu trú ngắn ngày trong chung cư
Hiệp hội bất động sản TP.HCM (HoREA) vừa có văn bản đề xuất thành phố xem xét lại việc cấm cho thuê lưu trú ngắn ngày với căn hộ chung cư.
-
Thông tin mới nhất về việc mở rộng tuyến đường “huyết mạch” kết nối TP.HCM tới sân bay Long Thành
Bộ Xây dựng đề xuất Chính phủ chấp thuận chủ trương bố trí 6.500 tỷ đồng từ ngân sách Nhà nước để đầu tư mở rộng tuyến cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây.