Đề xuất điều chỉnh quy hoạch tăng tổng chiều dài các tuyến metro TP.HCM lên khoảng 511km
Chiều ngày 10/4, Sở Giao thông Vận tải (TP.HCM) đã chủ trì cuộc họp trao đổi các nội dung về Đề án phát triển đường sắt đô thị TP.HCM theo Kết luận số 49 của Bộ Chính trị.
Theo nội dung được đơn vị tư vấn đề xuất, quy hoạch tổng chiều dài đường sắt đô thị (metro) hiện tại của TP.HCM sẽ được điều chỉnh tăng từ 220km lên khoảng 511km bao gồm 10 tuyến với 384 nhà ga.
Dự án được thực hiện từ nay đến năm 2045, Cụ thể, đơn vị tư vấn đưa ra 3 phương án:
Phương án 1 là đầu tư toàn mạng hệ thống đường sắt đô thị tổng chiều dài khoảng 511 km và 384 ga, đầu tư các tuyến xuyên tâm trước. Sơ bộ tổng mức đầu tư gần 50 tỉ USD.
Phương án 2 sẽ đầu tư xây dựng toàn bộ chiều dài 6 tuyến từ tuyến 1 - tuyến 6 (5 tuyến xuyên tâm và 1 tuyến vành đai), chiều dài khoảng 303 km. Phương án này đòi hỏi nguồn vốn khoảng 25 tỉ USD.
Phương án 3 là đầu tư 6 tuyến rút gọn: làm hoàn thiện 3 tuyến 1 - 3 - 4 và đầu tư 1 phần các tuyến metro số 2, số 5, số 6, tổng chiều dài khoảng 180 km. Tổng mức vốn cần huy động là 20 tỉ USD. Đơn vị tư vấn đánh giá phương án này phù hợp với Quy hoạch 568 hiện nay, khả thi về nguồn lực của TP.HCM.
Theo Giám đốc Sở Giao thông Vận tải Trần Quang Lâm cho biết kết luận 49 của Bộ Chính trị giao TP HCM đến năm 2035 cơ bản hoàn thành mạng lưới đường sắt đô thị với 8 tuyến, tổng chiều dài hơn 200 km. Đây là cơ sở để thành phố đề xuất các cơ chế, xây dựng đề án triển khai. Tuy nhiên, đây là đề án rất lớn, chưa có tiền lệ, mang tính đột phá trong phát triển hệ thống metro.
Theo lãnh đạo Sở Giao thông Vận tải, do thời gian gấp rút nên thành phố đang huy động các sở ngành, tư vấn, chuyên gia hàng đầu ở nhiều lĩnh vực nhằm hoàn thiện đề án gửi Bộ Giao thông Vận tải, lấy ý kiến các bộ ngành, trình Chính phủ vào tháng 5 năm nay. Nội dung quan trọng nhất của đề án là phương án đầu tư phát triển và khả thi thực hiện, để khi Quốc hội thông qua có thể triển khai được ngay.
Trên địa bàn TP.HCM hiện đang triển khai tuyến metro số 1 Bến Thành – Suối Tiên và Bến Thành – Tham Lương.
Trong đó, metro 1 là tuyến đường sắt đô thị của TP.HCM bắt đầu từ nhà ga Bến Thành (quận 1) đến depot Long Bình (TP.Thủ Đức).
Dự án có tổng mức đầu tư 43.700 tỉ đồng, thi công chiều dài khoảng 19,7km, trong đó có 17,1km ở trên cao, đoạn còn lại đi ngầm. Đây là dự án đường sắt đô thị đầu tiên của TP.HCM trong số 8 dự án được quy hoạch.
Khởi công công từ năm 2012, dự án gặp nhiều vướng mắc nên khó có thể về đích đúng hạn, nhiều lần gia hạn thời gian hoàn thành.
Theo kế hoạch mới nhất, tuyến metro số 1 sẽ được đưa vào khai thác thương mại kể từ tháng 7/2024 với 7 đoàn tàu đầu tiên.
Metro số 1 là hạ tầng giao thông quan trọng kết nối khu vực trung tâm TP.HCM với TP. Thủ Đức. Khi dự án đi vào hoạt động sẽ giảm thiểu lưu lượng xe cộ, bớt kẹt xe, giảm tải áp lực cho các tuyến đường hiện hữu.
Trong khi đó tuyến metro số 2 dài hơn 11km, với 9 ga ngầm, 1 ga trên cao, 1 depot. Đoạn đi ngầm 9,2km, còn lại chạy trên cao, chuyển tiếp và đường dẫn depot (nơi sửa chữa, bảo trì tàu).
Dự án có tổng vốn đầu tư gần 47.900 tỉ đồng, trong đó hơn 4.350 tỉ đồng thực hiện giải phóng mặt bằng.
Tuyến metro số 2 Bến Thành – Tham Lương từng đặt mục tiêu khởi công trong năm 2022 tuy nhiên kế hoạch này đã không thành.
Hiện nay, bên cạnh đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng, chủ đầu tư cùng các nhà thầu đang triển khai di dời hạ tầng kỹ thuật (điện, nước, viễn thông...) để khởi công các gói thầu chính vào năm 2025.
-
Metro Bến Thành – Suối Tiên vận hành theo 3 giai đoạn, sẽ bắt đầu chạy từ ngày 1/7
Trong giai đoạn đầu tiên, tuyến metro số 1 Bến Thành – Suối tiên sẽ vận hành 7 đoàn tàu loại 3 toa bắt đầu từ ngày 1/7. Thời gian hoạt động từ 5h đến 22h hàng ngày, cứ 8 – 10 phút sẽ có một chuyến.
-
Mức thu lệ phí cấp sổ đỏ hiện nay tại TP. Hồ Chí Minh
Hiện nay, mức thu lệ phí cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất (thực tế thường gọi là sổ đỏ/sổ hồng) trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh được thực hiện theo Phụ lục 1C ban hành kèm theo Nghị quyết 124/2016/NQ-HĐND. Cụ ...
-
Hiện trạng con đường dài 600m nhưng tốn hơn 1.000 tỷ đồng để mở rộng ở TP.HCM
Dự án nâng cấp mở rộng đường Chu Văn An (quận Bình Thạnh) chỉ có chiều dài 600m nhưng sẽ tiêu tốn đến 1.067 tỉ đồng. Gần 1.000 tỉ trong tổng vốn đầu tư sẽ dùng để chi trả bồi thường, giải phóng mặt bằng....
-
Đề xuất giảm vốn đầu tư, gia hạn thời gian hoàn thành cao tốc Bến Lức – Long Thành
Dự án cao tốc Bến Lức – Long Thành được đề xuất giảm tổng mức đầu tư gần 500 tỷ đồng, đồng thời gia hạn thời gian hoàn thành đến hết tháng 9/2026.