Dự án nâng cấp, mở rộng quốc lộ 13 đoạn qua địa bàn TP. Thủ Đức là một trong 5 hạ tầng quan trọng đang được TP.HCM hoàn thiện báo cáo nghiên cứu tiền khả thi để đầu tư.
4 dự án còn lại gồm: Mở rộng quốc lộ 1 (từ đường Kinh Dương Vương đến ranh tỉnh Long An); quốc lộ 13 (từ cầu Bình Triệu đến ranh tỉnh Bình Dương); quốc lộ 22 (từ nút giao An Sương đến Vành đai 3); đường trục Bắc - Nam (từ đường Nguyễn Văn Linh đến cao tốc Bến Lức - Long Thành); cầu - đường Bình Tiên (từ đường Phạm Văn Chí đến đường Nguyễn Văn Linh).
Cụ thể, dự án mở rộng quốc lộ 13 (đoạn qua TP Thủ Đức): là tuyến đường huyết mạch ở cửa ngõ phía bắc TPHCM thường xuyên ùn tắc do khả năng đáp ứng của hạ tầng hạn chế.
Báo cáo đầu kỳ nghiên cứu tiền khả thi dự án, trục cửa ngõ này dài 5,95 km (từ cầu Bình Triệu đến ranh giới tỉnh Bình Dương) hiện chỉ rộng từ 19-26m, với 10 nút giao thông (2 nút giao khác mức và 8 nút giao đồng mức).
Theo đồ án điều chỉnh quy hoạch chung TP Thủ Đức (đang được Bộ Xây dựng thẩm định), định hướng biến quốc lộ 13 thành tuyến đường tốc độ cao, với bề rộng 60m.
Báo cáo đầu kỳ nghiên cứu tiền khả thi dự án, trục cửa ngõ này dài 5,95 km (từ cầu Bình Triệu đến ranh giới tỉnh Bình Dương) hiện chỉ rộng từ 19-26m, với 10 nút giao thông (2 nút giao khác mức và 8 nút giao đồng mức).
Theo đồ án điều chỉnh quy hoạch chung TP Thủ Đức (đang được Bộ Xây dựng thẩm định), định hướng biến quốc lộ 13 thành tuyến đường tốc độ cao, với bề rộng 60m.
Theo tư vấn, qua so sánh 2 phương án đi thấp và đi trên cao (cầu cạn) thì phương án xây dựng đường trên cao dài 3,7km từ nút giao Bình Triệu đến nút giao Bình Phước là khả thi nhất.
Đường trên cao có 4 làn xe (vận tốc 80km/h), xây dựng 2 đường song hành phía dưới, mỗi bên rộng 3 làn (vận tốc 60km/h). Đồng thời, tại nút giao cầu Bình Lợi và nút giao Bình Phước sẽ xây hầm chui 2 chiều.
Tổng mức đầu tư sơ bộ gần 20.000 tỷ đồng, trong đó chi phí giải phóng mặt bằng chiếm hơn 14.500 tỷ đồng.
Dự án đường trục Bắc – Nam (đoạn từ nút giao Nguyễn Văn Linh đến cao tốc Bến Lức - Long Thành): Báo cáo đầu kỳ nghiên cứu tiền khả thi, tuyến có tổng chiều dài 8,6km, quy mô mặt cắt ngang 60m là đường tốc độ cao. Trên tuyến có 7 nút giao (bao gồm 4 nút giao khác mức và 3 nút giao đồng mức).
Qua so sánh các phương án, tư vấn đề xuất làm đường trên cao cần tổng vốn gần 8.500 tỷ đồng, nhiều hơn so với phương án đi thấp khoảng 1.000 tỷ. Tuy nhiên, phương án này giúp hạn chế giao cắt với các đường hiện hữu.
Quy mô 4 làn xe đường trên cao, vận tốc thiết kế 80 km/h, bề rộng làn 3,75m. Đường song hành 2 bên với vận tốc thiết kế 60 km/h, rộng 3,5m mỗi làn.
Khi hoàn thành, dự án sẽ hình thành trục giao thông hướng tâm kết nối tuyến đường Vành đai 2 với Vành đai 3 và sau này là Vành đai 4, đáp ứng nhu cầu giao thông liên vùng khu vực cửa ngõ phía Nam thành phố với các tỉnh miền Đông, miền Tây Nam Bộ, hệ thống cảng biển và sân bay quốc tế Long Thành.
Cầu - đường Bình Tiên: Báo cáo đầu kỳ nghiên cứu tiền khả thi dự án này dài 3,66km, bắt đầu từ nút giao Bình Tiên - Phạm Văn Chí (quận 6), băng qua đại lộ Võ Văn Kiệt, kênh Tàu Hủ, đường Cây Sung (quận 8), kênh Đôi, đường Tạ Quang Bửu, trước khi nối vào đại lộ Nguyễn Văn Linh (huyện Bình Chánh).
Để đảm bảo lưu thông thuận lợi, toàn bộ tuyến được đề xuất xây dựng trên cao bằng cầu cạn, rộng từ 30-40m, đáp ứng 4-6 làn xe.
Đường trên cao sẽ có các nhánh kết nối xuống đường Võ Văn Kiệt, Bình Đông, Hoài Thanh, Tạ Quang Bửu và Nguyễn Văn Linh, giúp giao thông liên thông với các tuyến đường hiện hữu.
Dự áncó tổng vốn đầu tư khoảng 6.800 tỷ đồng, trong đó chi phí xây dựng chiếm 2.529 tỷ đồng, hơn 2.878 tỷ đồng dành cho giải phóng mặt bằng...
Khi hoàn thành, cầu đường Bình Tiên sẽ tạo thêm một trục đường mới từ trung tâm TPHCM ra đại lộ Nguyễn Văn Linh, từ đó kết nối thuận tiện với quốc lộ 50, quốc lộ 1, cao tốc Bến Lức - Long Thành và Vành đai 3. Công trình không chỉ giúp giảm áp lực giao thông cho khu vực trung tâm, mà còn thúc đẩy kết nối vùng, đặc biệt là với các tỉnh miền Tây.
Quốc lộ 22 (từ ngã tư An Sương đến vành đai 3) có chiều dài 9,1km được mở rộng lên 39,5m, tổng mức đầu tư khoảng 3.609 tỉ đồng. Ngân sách thành phố tham gia đầu tư với tỉ lệ 67%, doanh nghiệp tham gia 33%.
Dự án đi qua địa bàn quận 12 và Hóc Môn. Đây là cửa ngõ nối TP.HCM với tỉnh Tây Ninh. Dự án dự kiến thực hiện trong giai đoạn 2023 – 2027.
-
Bình Dương “bắt tay” TP.HCM “rót” 5.300 tỉ đồng đầu tư đường sá cho khu cửa ngõ Dĩ An – Thủ Đức
Dự án Nút giao Sóng Thần do Bình Dương phối hợp với TP.HCM yêu cầu mức kinh phí lên tới 3.800 tỉ đồng trong đó chi phí bồi thường, GPMB chiếm 2.400 tỉ đồng. 2 địa phương cũng lên kế hoạch đầu tư thêm 1.700 tỉ đồng để mở rộng 1,4km đường An Bình kết nối với Phạm Văn Đồng.
-
Vì sao mặt bằng “vàng” ở trung tâm TP.HCM vẫn ế khách cuối năm?
Nếu như trước đây, dịp cuối năm là thời điểm kinh doanh sầm uất nhất của các cửa hàng tại các tuyến phố đắc địa trung tâm TP.HCM thì nay trái ngược với hình ảnh ảm đạm. Rất nhiều mặt bằng đắt giá nhưng 2 – 3 năm nay vẫn trống khách thuê....
-
Hiện trạng tuyến đường quan trọng ở TP. Thủ Đức sắp được nâng cấp với 755 tỷ đồng
Đường Lò Lu chỉ có chiều dài khoảng 2km nhưng là tuyến giao thông huyết mạch tại TP. Thủ Đức. Khu vực này gắn liền với nhiều khu đô thị, dự án chung cư đã và đang mọc lên dày đặc.
-
Metro số 1 sắp vận hành, tuyến metro số 2 gần 48.000 tỷ đang ra sao?
Ngày 22/12, tuyến metro số 1 (Bến Thành – Suối Tiên) chính thức khai thác vận hành sau hơn 12 năm xây dựng. Trong khi đó, tuyến metro số 2 Bến Thành – Tham Lương có tổng vốn đầu tư gần 48.000 tỷ đồng cũng đang đẩy nhanh tiến độ, khởi công ngay trong ...