Trong văn bản gửi Ủy ban Thường vụ Quốc hội và UBND TP.HCM, HoREA cho biết, Nghị quyết sẽ có hiệu lực ngày 1/8 cho phép TP.HCM được xây dựng và ban hành hệ số điều chỉnh giá đất phù hợp với tình hình thực tiễn của Thành phố.
Đây là cơ sở để áp dụng tính tiền sử dụng đất, tiền thuê đất cho trường hợp Nhà nước cho phép chuyển mục đích sử dụng đất đối với diện tích vượt hạn mức của hộ gia đình, cá nhân; hoặc trường hợp Nhà nước cho thuê đất trả tiền thuê đất hàng năm đối với tổ chức, cá nhân. Hệ số này không áp dụng với trường hợp sử dụng đất để thực hiện các dự án đầu tư xây dựng nhà ở thương mại.
Hiệp hội đề xuất cho phép các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khác được áp dụng một số cơ chế đặc thù như TP.HCM.
Ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch HoREA cho rằng, phạm vi áp dụng hệ số điều chỉnh giá đất để tính tiền sử dụng đất, tiền thuê đất đối với tất cả các khu đất, thửa đất của Nghị quyết đã loại trừ trường hợp sử dụng đất để thực hiện các dự án đầu tư xây dựng nhà ở thương mại.
Theo ông Châu, trong quá trình góp ý xây dựng Đề án Luật Đất đai (sửa đổi), UBND TP.HCM nên tiếp tục đề xuất các cơ quan có thẩm quyền xem xét cho phép Thành phố được xây dựng và ban hành hệ số điều chỉnh giá đất phù hợp với tình hình thực tiễn để áp dụng tính tiền sử dụng đất, tiền thuê đất đối với tất cả các khu đất, thửa đất.
Việc này để “công thức hóa” việc tính tiền sử dụng đất, tiền thuê đất đối với tất cả các dự án có sử dụng đất. Việc mở rộng phạm vi này vừa đảm bảo không làm thất thu ngân sách nhà nước, không làm thất thoát tài sản công là nguồn lực đất đai.
Theo Hiệp hội, tại thời điểm hiện nay bảng giá đất của TP.HCM chưa thu thập được thông tin thị trường đầy đủ, chính xác, cập nhật theo thời gian thực, chưa xây dựng được giá đất đến từng thửa đất. Vì vậy, rất khó đáp ứng yêu cầu bảng giá đất đã thu thập thông tin thị trường và xây dựng đến từng thửa đất.
Hiệp hội cũng đề nghị Chính phủ và Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét cho phép các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khác cũng được áp dụng một số cơ chế đặc thù của Nghị quyết để giải quyết các vướng mắc tương tự như TP.HCM.
Chẳng hạn như, cho phép các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khác cũng được thí điểm thực hiện dự án đầu tư theo hợp đồng BT đảm bảo hiệu quả kinh tế xã hội, chất lượng công trình dự án, không gây thất thoát ngân sách nhà nước.
Đề nghị cho phép các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khác cũng được chấp thuận chủ trương đầu tư dự án nhà ở xã hội.
Đối với trường hợp quy hoạch chi tiết, quy hoạch phân khu chưa phù hợp quy hoạch chung thì cho phép thực hiện việc chấp thuận chủ trương đầu tư theo quy hoạch chung và chỉ tiêu về hệ số sử dụng đất hoặc mật độ xây dựng theo quy định của pháp luật về nhà ở xã hội.
Cho phép sử dụng đất để phát triển nhà ở xã hội bao gồm các trường hợp theo quy định của luật Nhà ở hiện hành hoặc đất có quyền sử dụng hợp pháp phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng, quy hoạch đô thị. Cho phép phê duyệt quy hoạch, bố trí quỹ đất nhà ở xã hội ở vị trí khác tương đương về quy mô, ngoài phạm vi dự án nhà ở thương mại.
Chủ đầu tư có trách nhiệm tổ chức đầu tư xây dựng nhà ở xã hội tại vị trí được quy hoạch hoán đổi và hoàn thành nghĩa vụ tài chính về đất đai đối với quỹ đất được hoán đổi trong dự án nhà ở thương mại, để giải quyết các vướng mắc của các dự án nhà ở xã hội tại địa phương.
-
Từ ngày 1/8, TP.HCM được tự quyết chuyển đổi đất lúa dưới 500 ha
Quốc hội vừa thông qua Nghị quyết về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP.HCM. Nghị quyết có hiệu lực từ ngày 01/08.
-
Bất động sản nào chiếm ưu thế khi bảng giá đất TP.HCM điều chỉnh?
Trong bối cảnh thị trường bất động sản (BĐS) TP.HCM tăng nhiệt theo mức giá đất mới, các chuyên gia cho rằng, ưu thế thuộc về những dự án đã hoàn thiện pháp lý, giá bán hợp lý và chuẩn bị chào bán ngay tại thời điểm này....
-
16 chính sách mới nổi bật về đất đai và nhà ở tại TP. Hồ Chí Minh
Tháng 10/2024, UBND TP. Hồ Chí Minh đã ban hành nhiều quy định mới về đất đai và nhà ở. Trong đó, có 16 chính sách mới nổi bật sau đây:
-
3 tiểu vùng đô thị Đông Nam Bộ gồm những địa phương nào?
Khu vực Đông Nam Bộ sẽ hình thành 3 tiểu vùng đô thị gồm tiểu vùng trung tâm, tiểu vùng đô thị ven biển và tiểu vùng đô thị phía Bắc. Đây sẽ là những hạt nhân thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội toàn khu vực....