Theo Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình, mục tiêu là thành lập Trung tâm tài chính quốc tế đặt tại TP.HCM và Đà Nẵng, 2 địa phương đang tích cực chuẩn bị cho việc này.
Việc phát huy các lợi thế cạnh tranh để hình thành Trung tâm tài chính quốc tế sẽ giúp Việt Nam kết nối thị trường tài chính toàn cầu, thu hút các tổ chức tài chính nước ngoài; tận dụng cơ hội dịch chuyển dòng vốn đầu tư quốc tế.
Cơ hội thu hút dòng vốn quốc tế
Tiếp đó, thừa ủy quyền của Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Văn Thắng trình bày tờ trình dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam.
Theo Bộ trưởng Bộ Tài chính, Việt Nam hiện đang trở thành điểm sáng trong phát triển và tăng trưởng kinh tế, đồng thời duy trì ổn định kinh tế vĩ mô. Việc khai thác các lợi thế cạnh tranh để xây dựng Trung tâm tài chính quốc tế sẽ không chỉ giúp Việt Nam kết nối với thị trường tài chính toàn cầu, mà còn thu hút các tổ chức tài chính quốc tế, tận dụng cơ hội dòng vốn đầu tư quốc tế.
Bộ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Văn Thắng trình bày Tờ trình dự thảo Nghị quyết. Ảnh: Media Quốc hội
Điều này sẽ thúc đẩy sự phát triển hiệu quả của thị trường tài chính Việt Nam, đồng thời đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế, góp phần vào sự phát triển bền vững của nền kinh tế và nâng cao uy tín, vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế.
Mục đích xây dựng Trung tâm tài chính quốc tế là để thu hút dòng vốn quốc tế phục vụ cho 3 đột phá chiến lược, các động lực tăng trưởng truyền thống và động lực tăng trưởng mới; phát triển dịch vụ tài chính cao cấp, thử nghiệm và quản lý các thị trường mới do thực tiễn đặt ra.
Cùng với đó là hình thành nguồn nhân lực chất lượng cao, kết nối với kinh tế thế giới và nâng tầm vị thế của Việt Nam trên thị trường tài chính toàn cầu; góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế đất nước.
Bộ trưởng Bộ Tài chính cho biết có 13 chính sách đặc thù áp dụng trong trung tâm tài chính quốc tế gồm chính sách ngoại hối; chính sách về hoạt động ngân hàng; chính sách tài chính, phát triển thị trường vốn; chính sách thuế; chính sách về xuất, nhập cảnh, cư trú, lao động đối với chuyên gia, nhà đầu tư và chính sách việc làm, an sinh xã hội.
Bên cạnh đó là chính sách đất đai; chính sách về xây dựng, môi trường; chính sách thử nghiệm có kiểm soát cho fintech và đổi mới sáng tạo; chính sách ưu đãi theo lĩnh vực và chính sách đối với nhà đầu tư chiến lược; chính sách phát triển hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội; chính sách về xuất khẩu, nhập khẩu và phân phối hàng hóa, dịch vụ; chính sách về phí, lệ phí; giải quyết tranh chấp trong hoạt động đầu tư kinh doanh.
Dự thảo nghị quyết đề xuất quy định nhằm đẩy mạnh phân quyền, phân cấp giữa cơ quan Nhà nước ở Trung ương với cơ quan Nhà nước ở địa phương như cho phép Chính phủ được ban hành nghị định xử lý các vấn đề phát sinh khác với văn bản quy phạm pháp luật của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
Bên cạnh đó, cơ quan điều hành trung tâm tài chính quốc tế được quyết định sử dụng vốn đầu tư phát triển nguồn ngân sách địa phương để hỗ trợ xây dựng nhà ở cho người lao động làm việc tại trung tâm tài chính quốc tế...
Làm rõ đâu là những chính sách được coi là vượt trội, khác biệt
Thẩm tra, Ủy ban Kinh tế và Tài chính của Quốc hội cho rằng, việc xây dựng và phát triển Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam là cần thiết, có đủ căn cứ chính trị, cơ sở pháp lý, cơ sở thực tiễn, phù hợp với tiến trình phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới.
Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế và Tài chính Phan Văn Mãi trình bày báo cáo thẩm tra. Ảnh: Media Quốc hội
Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế và Tài chính Phan Văn Mãi đề nghị Cơ quan soạn thảo đánh giá rõ, với các nhóm chính sách như tại Dự thảo thì đã đủ tiền đề để tạo lập khuôn khổ pháp lý cho hình thành và vận hành Trung tâm tài chính quốc tế hay chưa?. Các quy định đã đủ sức nặng, sức hấp dẫn, bảo đảm tính cạnh tranh? Cần làm rõ đâu là những chính sách được coi là vượt trội, khác biệt riêng có của Việt Nam.
Hồ sơ Nghị quyết về Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam hiện nay cơ bản đầy đủ để trình Quốc hội xem xét, quyết định. Vì vậy, cơ quan thẩm tra nhất trí trình Quốc hội xem xét tại Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV theo Tờ trình của Chính phủ.
Về thẩm quyền thành lập và việc thành lập một Trung tâm Tài chính Quốc tế đặt tại 2 Thành phố, Ủy ban Kinh tế và Tài chính đề nghị Cơ quan soạn thảo làm rõ mô hình, mối quan hệ, tính độc lập giữa 2 cơ sở đặt ở 2 nơi; cơ quan quản lý nhà nước đối với 2 cơ sở này; Căn cứ vào đặc điểm riêng biệt của mỗi thành phố (TP.HCM và Đà Nẵng), đề nghị tại Nghị quyết có thể quy định chính sách chung, nhưng tại các văn bản dưới luật cần có quy định tương ứng để phát huy tiềm năng, thế mạnh riêng biệt của mỗi cơ sở; Có quy định về cơ chế phối hợp để mang lại hiệu quả tổng thể và nâng cao hiệu quả quản lý, kiểm soát để bảo đảm cạnh tranh lành mạnh.
-
Thủ tướng: Xây dựng trung tâm tài chính quốc tế 'đã làm phải chắc, phải thắng'
Chiều 22/5, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì cuộc họp tiếp tục thảo luận, cho ý kiến với dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về xây dựng trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam.
-
Kiến nghị thành lập tòa án chuyên biệt thuộc Trung tâm tài chính quốc tế
Việc thành lập tòa án chuyên biệt được kỳ vọng giúp nhà đầu tư tin tưởng vào hệ thống pháp luật linh hoạt, minh bạch của Trung tâm tài chính quốc tế.
-
TP.HCM sở hữu nhiều lợi thế để đảm nhận vai trò trung tâm tài chính quốc tế
TP.HCM có nền kinh tế năng động, đóng góp 15,5% GDP, hơn 25,3% thu ngân sách và gần 11,3% kim ngạch xuất nhập khẩu cả nước. Đây cũng là trung tâm thương mại, tài chính lớn nhất Việt Nam, tập trung nhiều ngân hàng, tổ chức tín dụng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư và nhà đầu tư trong, ngoài nước.








-
CityLand được giao 6 ha đất tại Mễ Trì, Hà Nội để làm khu nhà ở thấp tầng
TP Hà Nội vừa giao hơn 6 ha đất tại ô đất CQ1.1, phường Mễ Trì, quận Nam Từ Liêm (cũ) cho Công ty TNHH Đầu tư Địa ốc Thành phố (CityLand) để đầu tư khu nhà ở thấp tầng kết hợp hạ tầng xã hội và tiện ích công cộng....
-
Hai “ông lớn” bất động sản công nghiệp muốn làm dự án nhà ở xã hội hơn 16.000 tỷ đồng tại Đông Anh
Cuộc đua giữa hai “ông lớn” bất động sản công nghiệp – Viglacera và Kinh Bắc đang nóng lên tại Đông Anh (Hà Nội) khi cùng lúc đăng ký thực hiện hai siêu dự án nhà ở xã hội tại xã Tiên Dương, với tổng mức đầu tư lên tới hơn 16.149 tỷ đồng, quy mô gần ...
-
Hà Nội vận hành chính quyền hai cấp: Kỳ vọng mới từ cải cách thủ tục đất đai
Mô hình chính quyền hai cấp tại Hà Nội không chỉ thay đổi về tổ chức, mà còn là động lực cải cách thủ tục đất đai từ cơ sở. Những ngày đầu triển khai tại các phường mới cho thấy sự chủ động của người dân và quyết tâm từ bộ máy chính quyền....