Dự án sẽ có điểm đầu kết nối với điểm cuối đường cao tốc Mỹ Thuận - Cần Thơ, đi qua cầu Cần Thơ 2 (cách cầu Cần Thơ hiện hữu khoảng 4,5km về bên trái), đi song song bên trái QL1, đến thị xã Ngã Bảy (tỉnh Hậu Giang) rẽ phải đi song song với đường Quản lộ Phụng Hiệp qua các địa phận Sóc Trăng, Bạc Liêu về đến điểm cuối kết nối vào tuyến tránh TP Cà Mau tại vị trí nút giao với đường vành đai 3.
Cao tốc Cần Thơ – Cà Mau có thiết kế 4 làn xe, vận tốc 100km/h. Dự án được chia làm hai giai đoạn đầu tư trong đó giai đoạn 1 có vốn đầu tư hơn 24.000 tỉ đồng, riêng đoạn đi qua địa bàn thành phố Cần Thơ có vốn đầu tư hơn 7.000 tỉ đồng. Nguồn vốn từ ngân sách nhà nước và các nguồn vốn khác.
-
Ai sẽ đảm nhận sản xuất thép đường ray cho siêu dự án 67 tỷ USD? Một doanh nghiệp vừa được Phó Thủ tướng “chọn mặt gửi vàng”
Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình mong muốn Hòa Phát sẽ nghiên cứu sản xuất ray thép chất lượng cao phục vụ dự án đường sắt cao tốc Bắc - Nam trong tương lai.
-
Thông tin mới về việc nhà sản xuất thép lớn nhất Việt Nam xây nhà máy tại Phú Yên để làm đường ray cho tàu tốc độ 350km/h
Cơ cấu sản phẩm của Khu liên hợp sản xuất gang thép mà Hòa Phát đang xúc tiến triển tại Phú Yên sẽ phục vụ dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam khi đi vào hoạt động thương mại vào năm 2029....
-
Chỉ đạo mới của Chính phủ về dự án đường sắt hơn 1,7 triệu tỷ đồng
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà giao Bộ Giao thông Vận tải khẩn trương phối hợp với các bộ ngành, địa phương dự thảo Nghị quyết của Chính phủ về dự án đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam trình Thủ tướng Chính phủ trong tháng 1/2025....