Theo báo cáo mới nhất của JLL, các quyết định của nhà đầu tư trong quý 3 năm nay chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố kinh tế vĩ mô, bao gồm sụt giảm số lượng giao dịch tại các thị trường chính, đồng đô la Mỹ mạnh lên và chi phí nợ tăng cao khi Mỹ nâng lãi suất. Tổng khối lượng đầu tư trên toàn khu vực chỉ đạt 28 tỷ USD trong quý vừa qua.
“Các điều kiện của thị trường bất động sản toàn cầu đã thay đổi trong suốt cả năm nay. Do đó, các nhà đầu tư hoạt động tích cực ở châu Á - Thái Bình Dương đã áp dụng cách tiếp cận thận trọng hơn khi triển khai vốn”, Stuart Crow, Giám đốc điều hành Thị trường vốn tại châu Á - Thái Bình Dương của JLL, cho biết.
Trong suốt quý 3, đầu tư bất động sản tại Úc diễn ra mạnh mẽ (đạt 7,3 tỷ USD), tăng 15% so với cùng kỳ năm ngoái, nhờ một số giao dịch văn phòng cao cấp ở Sydney và Melbourne. Hàn Quốc vẫn là một trong những thị trường linh hoạt nhất của khu vực, đạt 6,4 tỷ USD nhưng giảm 8% so với năm ngoái. Trong khi đó, Singapore báo cáo lượng giao dịch trị giá 2,3 tỷ USD, tăng 116% so với quý 3 năm ngoái nhờ các thương vụ chuyển nhượng văn phòng lớn nhưng lại chỉ bằng mức thấp của cả năm 2021.
Đồng Yên giảm giá đã khiến khối lượng giao dịch tại Nhật Bản xuống còn 4,6 tỷ USD, giảm 61% so với cùng kỳ năm 2021. Tại Trung Quốc, con số là 3,3 tỷ USD, thấp hơn 55% so với quý 3/2021 do tác động kéo dài của các chính sách để ngăn ngừa Covid-19. Hồng Kông chỉ đạt 720 triệu USD, giảm 75% so với năm ngoái do sức ép của việc ít giao dịch hơn và tác động lớn hơn của các yếu tố bên ngoài.
Xét theo lĩnh vực, giao dịch văn phòng trong khu vực đạt 14,4 tỷ USD, giảm 33% so với cùng kỳ năm 2021, do hoạt động chậm chạp ở Nhật Bản và Trung Quốc cùng với tâm lý đầu tư đi xuống vì giá chào bán và giá đề nghị mua ngày càng chênh lệch. Các thương vụ hậu cần và công nghiệp cũng giảm 52%, chỉ còn 4,6 tỷ USD, vì lãi suất và chi phí nợ tăng đã thúc đẩy sự điều chỉnh giá ở một số thị trường.
Bất động sản bán lẻ ở châu Á - Thái Bình Dương kém hấp dẫn hơn trong mắt nhà đầu tư, chỉ đạt 4,5 tỷ USD trong quý trước, giảm 13% khid tâm lý tiêu dùng và triển vọng về sức muđều suy yếu.
Khách sạn vẫn là lĩnh vực thu hút đầu tư ổn định nhất trong khu vực, đạt 8,4 tỷ đô la Mỹ cho đến quý 3 năm 2022 nhờ sự phục hồi của du lịch quốc tế và nội địa.
-
Hơn 10 tỷ USD đổ vào ngành khách sạn tại châu Á - Thái Bình Dương
Đầu tư vào thị trường khách sạn tại châu Á - Thái Bình Dương đạt 10,1 tỷ USD trong vòng 8 tháng đầu năm 2022, tăng 17% so với cùng kỳ năm ngoái.
-
Nửa cuối năm 2024 là cơ hội để thu mua bất động sản
Theo khảo sát của CBRE, đầu tư bất động sản thương mại tại châu Á - Thái Bình Dương (APAC) có thể phục hồi vào cuối năm nay hoặc đầu năm sau, tạo cơ hội lớn cho các nhà đầu tư.
-
Nhà đầu tư châu Á tăng cường vốn vào bất động sản trong trung hạn
Bất động sản, một danh mục phụ lớn thuộc tài sản tư nhân, đang thu hút sự chú ý của các nhà đầu tư châu Á, với 64% kỳ vọng sẽ tăng lượng nắm giữ trong trung hạn.
-
Sóng đầu tư Trung Quốc thoái trào, để lại 500 “tòa nhà ma” ở Campuchia
Các doanh nghiệp bất động sản Trung Quốc rút đi đã khiến Sihanoukville, điểm nghỉ dưỡng ven biển nổi tiếng của Campuchia, phải đối mặt với hàng trăm dự án còn dang dở.