Hình minh họa
Theo báo cáo của Ban QLDA 85, Dự án thành phần 2 có điểm đầu tại Km16+00 kết nối với điểm cuối Dự án thành phần 1, khu vực nút giao với cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây, địa phận xã Long An (huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai); điểm cuối tại Km34+200 kết nối với điểm đầu Dự án thành phần 3, đường Tô Đình Nguyệt (xã Phước Bình, huyện Long Thành), giáp ranh với địa phận tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.
Tuyến đi qua các xã Long An, Long Phước, Phước Thái, Tân Hiệp, Phước Bình thuộc huyện Long Thành với tổng chiều dài khoảng 18,2 km; được xây dựng theo quy mô đường ô tô cao tốc cấp 100, vận tốc thiết kế 100 km/h.
Trong giai đoạn hoàn chỉnh, Dự án được xây dựng theo quy mô 6-8 làn xe. Giai đoạn phân kỳ quy mô 4-6 làn xe.
Hướng tuyến gần như song song với Quốc lộ 51 hiện tại - bám theo quy hoạch và Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi đã được duyệt trước đó.
Cụ thể, từ điểm đầu tại Km16+00 thuộc địa phận thị trấn Long Thành tuyến tiếp tục đi song song với Quốc lộ 51 hiện tại tới vị trí giao với đường bộ và đường sắt nhẹ quy hoạch vào sân bay Long Thành tại Km20+300.
Sau đó tuyến đi tới vị trí giao với đường cao tốc quy hoạch Bến Lức - Nhơn Trạch - Long Thành tại Km29+400.
Tuyến rẽ trái và giao với đường sắt Biên Hòa Vũng Tàu tại Km30+300. Tuyến tiếp tục đi song song với ranh giới tỉnh Đồng Nai và tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, tránh Khu công nghiệp Mỹ Xuân và Khu đô thị Phú Mỹ tới ranh giới giữa tỉnh Đồng Nai và tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu tại Km34+200 (đường Hắc Dịch) là điểm cuối của Dự án thành phần 2.
Toàn tuyến Dự án thành phần 2 xây dựng 3 nút giao khác mức liên thông gồm: Nút giao Long Thành tại Km16+800; nút giao Sân Bay tại Km20+300; nút giao Tân Hiệp tại Km29+400.
Theo tính toán, tổng mức đầu tư Dự án thành phần 2, giai đoạn 1 là 8.555 tỉ đồng, được huy động từ Nguồn vốn ngân sách nhà nước giai đoạn 2021 - 2025 và nguồn vốn ngân sách trung ương giai đoạn 2026 - 2030. Trong đó, 2.895 tỉ đồng là kinh phí bồi thường, hỗ trợ, tái định cư để thu hồi 253,02 ha diện tích đất phục vụ thi công dự án. Thời gian thực hiện dự án từ 2022 - 2025, đảm bảo hoàn thành đưa vào khai thác đồng bộ toàn Dự án năm 2026.
Dự án đường cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu giai đoạn 1 có tổng chiều dài 53,7km, tổng vốn đầu tư gần 18.000 tỉ đồng được phân chia thành 3 dự án thành phần.
Trong đó, Dự án thành phần 1 có chiều dài khoảng 16km qua địa bàn tỉnh Đồng Nai do UBND tỉnh Đồng Nai là cơ quan chủ quản; Dự án thành phần 2 có chiều dài khoảng 18,2km do Bộ GT-VT làm cơ quan chủ quản và Dự án thành phần 3 có chiều dài khoảng 19,5 km trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu do UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu làm cơ quan chủ quản.
-
Bàn giao cọc GPMB dự án thành phần 2 cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu trước ngày 20/11
Dự án thành phần 2 thuộc tuyến cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu có chiều dài 18,2km được giao cho Bộ GTVT làm chủ đầu tư. Dự kiến Bộ GTVT sẽ bàn giao cọc giải phóng mặt bằng (GPMB) cho dự án thành phần này trước ngày 20/11/2022.
-
Cầu lớn nhất trên tuyến Vành đai 3 nối Nhơn Trạch với TP.HCM sẽ đạt cột mốc quan trọng trước Tết Nguyên đán 2025
Cầu Nhơn Trạch nằm trên tuyến Vành đai 3 TP.HCM nối huyện Nhơn Trạch với TP. Thủ Đức (TP.HCM) dự kiến sẽ được hợp long toàn bộ trước Tết Nguyên đán 2025. Đây là cây cầu có quy mô lớn nhất thuộc dự án Vành đai 3....
-
Mạng lưới cao tốc, vành đai, đường sắt kết nối với sân bay lớn nhất Việt Nam sẽ được đầu tư như thế nào?
Để phát huy tối đa hiệu quả khai thác của sân bay quốc tế Long Thành, một mạng lưới giao thông kết nối với sân bay này đã và sẽ được đầu tư xây dựng trong thời gian tới.
-
Hãng thép 50 năm tuổi tại miền Nam sắp được rót thêm vốn để xây nhà máy tại Đồng Nai, quy mô dự án gấp 2,6 lần vốn chủ
Dự án nhà máy sản xuất thép cán xây dựng, bổ sung công đoạn luyện phôi thép với công suất 150.000 tấn/năm của Thép Nhà Bè được xây dựng tại Khu công nghiệp Nhơn Trạch 2 - Nhơn Phú, huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai....