Thoe công ty đấu giá bất động sản Century 21 Surveyors, do kinh tế bị ảnh hưởng bởi các cuộc biểu tình chống chính phủ và đại dịch Covid-19, các vụ tịch biên nhà ở tại nơi được coi là trung tâm tài chính của châu Á đã tăng 54% trong bảy tháng đầu năm lên 675 vụ.
Cả giới đầu cơ và người dân đều đang từ bỏ các khoản vay và tài sản thế chấp. Một số công ty cảnh báo rằng các vụ tịch biên có thể tăng trong năm tới lên mức cao nhất kể từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu.
Không giống như thị trường bất động sản thương mại của Hồng Kông, vốn đã chứng kiến giá trị của các tòa cao ốc giảm đến 30% trong năm 2019, giá nhà ở cho đến nay vẫn tương đối ổn định do nhu cầu mạnh mẽ, thậm chí tăng 1,8% trong nửa đầu năm nay.
Tuy nhiên, có 2 bất động sản bị tịch thu, từng thuộc về một nhà đầu tư Trung Quốc đại lục, gần đây đã được bán với giá chiết khấu lên tới 25% và 12%. Trước đó, 2 bất động sản này được mua lần lượt mức giá là khoảng 30 triệu và 20 triệu đô la Hồng Kông.
Henry Choi, Giám đốc Century 21 Surveyors, cho biết công ty của ông đã có ba trường hợp mà các ngân hàng đình chỉ đấu giá để quay lại xin tòa án cho áp dụng mức giá bán thấp hơn.
Ông nói: “Định giá nhà ban đầu quá lạc quan và sẽ khó giao dịch trên thị trường”.
Do nhu cầu vượt xa nguồn cung, giá nhà riêng ở Hồng Kông đã tăng hơn sáu lần kể từ năm 2003. Chỉ có duy nhất năm 2016 trong giai đoạn này là giảm ở mức 3,6%.
Tuy nhiên, một số nhà phân tích cho rằng những căng thẳng kinh tế hiện tại sẽ sớm tác động mạnh hơn lên thị trường. Dự đoán mức giá sẽ giảm khoảng 5% trong năm nay và lớn hơn vào năm sau.
Các nguồn tin trong ngành cũng lưu ý rằng số lượng vụ tịch biên nhà ở vào tháng trước là thấp nhưng không chính xác, vì tòa án đã xử lý các vụ việc rất chậm trong suốt vài tuần qua do các biện pháp giãn cách xã hội được áp dụng sau khi bùng phát làn sóng lây nhiễm mới.
Choi dự đoán có thể có tới 2.000 vụ tịch thu nhà cho cả năm 2021. Tuy nhiên, con số này sẽ thấp hơn so với mức hơn 3.600 vụ của năm 2009 sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, bởi thị trường hiện tại được nâng đỡ bởi các động thái nới lỏng chính sách tiền tệ và lãi suất thấp.
Do dự đoán mức giá bán ra sẽ giảm, nhiều bên cho vay cũng thúc đẩy việc chuyển nhượng bớt bất động sản mà họ tịch biên càng nhanh càng tốt.
"Thông thường chúng tôi sẽ bán nhà bị tịch biên thông qua các đại lý bất động sản vì giá giao dịch từ các cuộc đấu giá quá thấp. Bây giờ, chúng tôi muốn giải quyết tình trạng lộn xộn nhanh chóng nên nếu các đại lý không thể bán được nhà trong vòng hai tháng, chúng tôi sẽ đưa ra đấu giá", Chủ tịch của một công ty tài chính từ chối nêu tên cho biết.
-
Nhiều ông trùm bất động sản của Hồng Kông gặp khó khăn kép
Sau nhiều tháng ngập tràn trong các cuộc biểu tình và các tác động tiêu cực của Covid-19, những ông trùm bất động sản của Hồng Kông đang cảm thấy khó khăn.
-
Kết thúc kỷ nguyên vàng về đầu tư nhà đất tại Hồng Kông
Việc chính phủ kiểm soát chặt chẽ thị trường nhà ở đắt đỏ nhất thế giới này và thúc đẩy xây dựng thêm nguồn cung mới đã khiến lợi nhuận của các nhà phát triển đi xuống.
-
Làn sóng di cư ra nước ngoài kỷ lục khiến thị trường nhà ở đắt đỏ nhất thế giới giảm mạnh nhất trong vòng 18 năm
CafeLand - Chính phủ Anh cho biết họ dự kiến sẽ có hơn 300.000 người Hồng Kông chuyển đến Anh trong 5 năm tới dưới chương trình thị thực mới.
-
Sở hữu nhà riêng là giấc mơ xa vời với nhiều người trẻ ở Hồng Kông
CafeLand - Theo cuộc khảo sát Khả năng chi trả Nhà ở Quốc tế của Demographia thực hiện cho năm 2021, Hồng Kông vẫn là thị trường nhà ở có giá đắt nhất thế giới trong năm thứ 11 liên tiếp. Điều này gây áp lực lên quyền sở hữu nhà ở của giới trẻ tại th...