Theo trang Shin Min Daily News đưa tin, một phụ nữ 51 tuổi họ Lý vô tình nhìn thấy một quảng cáo trên Facebook về một cửa hàng bánh trung thu. Theo đó, khách hàng có thể mua 8 chiếc bánh trung thu sầu riêng với giá ưu đãi là 29,9 USD (gần 730.000 đồng) thay vì giá ban đầu là 56,9 USD (gần 1,4 triệu đồng).
Có thể nói đây là một mức giá rất “hời”, bà Lý nhanh tay đặt 2 hộp dùng thử. Khi liên hệ với người bán, cô nhận được liên kết để tải xuống ứng dụng và được hướng dẫn cung cấp địa chỉ giao hàng. Mọi thao tác đều được thực hiện trên ứng dụng này. Để xác nhận đơn hàng, cô chỉ cần trả trước 1 USD.
Trả lời phỏng vấn của báo China Evening Daily, bà Lý tâm sự: “Tôi biết ngoài kia có rất nhiều trò lừa đảo và tôi cũng lo lắng tài khoản cá nhân của mình bị đánh cắp. Thế nên tôi đã nói dối rằng mình không sử dụng PayNow (ứng dụng chuyên dùng để thanh toán trực tuyến ở Singapore)”.
Ảnh minh họa.
Tuy nhiên, người bán sau đó cho biết sẽ giúp bà thanh toán trước. Vì vậy, bà hoàn toàn không còn nghi ngờ gì nữa. Bà Lý cho biết, sau khi cài đặt ứng dụng, điện thoại vẫn hoạt động bình thường. Ngay cả khi bà kiểm tra tài khoản ngân hàng tối hôm đó, số tiền vẫn chưa được động đến.
Sáng hôm sau, bà nhận ra mình không đăng nhập được tài khoản ngân hàng trên điện thoại nên chạy ngay đến cây ATM để kiểm tra. Sau đó, bà phát hiện hơn 76.000 USD (tương đương 1,8 tỉ đồng) tiền tiết kiệm trong nhiều năm đã được chuyển ra ngoài qua 4 giao dịch riêng biệt. Đáng nói, đây là số tiền dành dụm trong nhiều năm để mua căn hộ cho riêng mình.
Bà Lý cũng cho biết, bà không nhận được email hay tin nhắn nào thông báo về giao dịch gian lận. Trong khi trước đó đã đăng ký nhận thông báo ngân hàng qua hai hình thức này. Bà cũng thừa nhận mình đã sai khi mất cảnh giác và cài đặt ứng dụng không rõ nguồn gốc.
Vì số tiền quá lớn nên bà Lý đã đưa vụ việc đến trình báo cơ quan chức năng. Hiện vụ việc vẫn đang được cơ quan điều tra làm rõ.
Hiện nay, các hoạt động lừa đảo ngày càng phức tạp và tinh vi. Vì vậy, mỗi người cần chủ động cảnh giác khi thực hiện giao dịch hoặc khi nhìn thấy những liên kết lạ.
Nếu mua sản phẩm qua mạng xã hội, người tiêu dùng cần nghiên cứu kỹ đánh giá của người mua trước đó, tìm hiểu kỹ thông tin về người bán, xem xét vấn đề nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng. Tuyệt đối không nên mua hàng trên những fanpage không có thông tin người bán và không có địa chỉ rõ ràng, hoặc khi hỏi thông tin cố tình giấu địa chỉ bán hàng, chỉ nhận đơn hàng qua tin nhắn (inbox).
-
Kịch bản tinh vi của nữ giám đốc vẽ dự án “ma” lừa đảo hơn 800 tỉ đồng
Dù dự án không có thật nhưng Phạm Thị Tuyết Nhung cùng đồng phạm đã “phù phép” thành các khu dân cư rồi quảng cáo, khuyến mãi mời gọi khách hàng tham gia hợp đồng góp vốn, hợp đồng đặt cọc. Sau đó, chiếm đoạt số tiền trên 800 tỉ đồng.
-
Giám đốc phân lô bán hàng nghìn nền đất “ma" ở Phú Quốc
Công an Phú Quốc đã bắt giữ nhóm người phân lô, bán nền, lừa đảo chiếm đoạt tài sản trong lĩnh vực đất đai ở Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang.
-
Bỏ 17 tỉ đồng mua nhà, nhưng khi nhận bàn giao chỉ biết “chết lặng”
Cách đây 2 năm, một người phụ nữ tên Zhang tại Trung Quốc đã chi 5 triệu nhân dân tệ (hơn 17 tỉ đồng) để mua một căn nhà ở Định Kiều, Hàng Châu. Tuy nhiên, cô đã “chết lặng” khi căn nhà quá khác xa quảng cáo....
-
Bất động sản và những cú lừa ngoạn mục
Thị trường bất động sản (BĐS) được xem là “mỏ vàng” cho các nhà đầu tư. Nhưng mặt trái của thị trường này là sự phức tạp, tính rủi ro cao và là miếng mồi béo bở cho những kẻ đầu cơ, trục lợi. Nhiều người chạy theo cơn sốt của thị trường BĐS, nhưng do...