Bộ Xây dựng đang dự thảo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ ban hành danh mục sản phẩm, dịch vụ công nghiệp đường sắt thực hiện theo phương thức đặt hàng, giao nhiệm vụ.
Bộ Xây dựng cho biết, mạng lưới đường sắt Việt Nam hiện có 7 tuyến chính và 12 tuyến nhánh, với tổng chiều dài 2.703km đường chính. Hệ thống đường sắt đô thị đã có 3 tuyến Cát Linh - Hà Đông, Nhổn - Ga Hà Nội và Bến Thành - Suối Tiên đưa vào khai thác, sử dụng.
Việc xây dựng, ban hành danh mục sản phẩm, dịch vụ công nghiệp đường sắt thực hiện theo phương thức đặt hàng, giao nhiệm vụ nhằm tiếp tục thể chế hoá chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước về chính sách phát triển đường sắt hiện đại, đồng bộ, bền vững, có trọng tâm, trọng điểm, phù hợp với điều kiện và kế hoạch, chiến lược phát triển kinh tế - xã hội; tạo động lực mới cho sự phát triển của ngành đường sắt.
Các sản phẩm, dịch vụ công nghiệp đường sắt thực hiện theo phương thức đặt hàng gồm sản xuất ray, ghi, hệ thống tín hiệu đường sắt
Theo dự thảo, Bộ Xây dựng đề xuất danh mục sản phẩm, dịch vụ công nghiệp đường sắt thực hiện theo phương thức đặt hàng, giao nhiệm vụ gồm 8 sản phẩm, dịch vụ.
Trong đó, 4 sản phẩm, dịch vụ được thực hiện theo phương thức giao nhiệm vụ hoặc đặt hàng, gồm:
- Nghiên cứu, xây dựng tiêu chuẩn áp dụng đối với dịch vụ, hàng hóa công nghiệp đường sắt.
- Nghiên cứu, phát triển sản phẩm, hàng hóa công nghiệp đường sắt.
- Đánh giá sự phù hợp tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật của sản phẩm, hàng hóa công nghiệp đường sắt.
- Đào tạo, tiếp nhận chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực đường sắt.
4 sản phẩm, dịch vụ công nghiệp đường sắt thực hiện theo phương thức đặt hàng gồm:
- Sản xuất ray, ghi, phụ kiện liên kết.
- Sản xuất, lắp ráp hệ thống thông tin, hệ thống tín hiệu đường sắt.
- Sản xuất, lắp ráp hệ thống cấp điện sức kéo đường sắt.
- Sản xuất, lắp ráp phương tiện giao thông đường sắt.
Bộ Xây dựng cho biết, việc ban hành danh mục sản phẩm, dịch vụ công nghiệp đường sắt thực hiện theo phương thức đặt hàng, giao nhiệm vụ sẽ là cơ sở để đảm bảo doanh nghiệp Việt Nam từng bước làm chủ được thiết kế hệ thống; xây dựng, bảo trì, sửa chữa công trình đường sắt; sản xuất được vật tư, vật liệu cho công trình.
Cùng đó, vận hành, bảo trì, sửa chữa, lắp ráp được đầu máy đường sắt dưới 200km/h; vận hành, bảo trì, sửa chữa đoàn tàu tốc độ cao; sản xuất, bảo trì, sửa chữa được toa xe có vận tốc khai thác dưới 200km/h và toa xe đường sắt đô thị.
Lắp đặt, bảo trì, sửa chữa và sản xuất được vật tư, phụ tùng, phụ kiện, phần mềm... của hệ thống thông tin tín hiệu đường sắt dưới 200km/h (bao gồm đường sắt đô thị); vận hành, bảo trì, sửa chữa được hệ thống thông tin, tín hiệu đường sắt tốc độ cao.
-
Dự án nhà máy sản xuất ray thép và thép đặc biệt này có tổng vốn đầu tư khoảng 14.000 tỷ đồng, đặt tại Khu kinh tế Dung Quất, Quảng Ngãi.
-
Ban Quản lý Khu kinh tế Dung Quất cho biết trong tháng 4/2025, Hòa Phát sẽ tổ chức động thổ xây dựng nhà máy nhằm kịp thời sản xuất sản phẩm thép ray đường sắt, thép đặc biệt phục vụ các dự án giao thông trọng điểm quốc gia.
-
Xây đường sắt tốc độ cao, Việt Nam cần khoảng 28,7 triệu mét ray thép, 46 triệu thanh tà vẹt
Các dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam và đường sắt đô thị cần tới 28,7 triệu mét ray thép. Ai sẽ cung cấp khối lượng vật tư khổng lồ này?

-
Tuyến đường sắt tốc độ cao 350km/h sắp chạy qua TP.HCM ở những khu vực nào?
Đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam đoạn qua TP.HCM dài khoảng 17km, có hai điểm chính là ga Thủ Thiêm và Depot Long Trường với phạm vi sử dụng đất khoảng 110ha.
-
Sẽ khởi công giải phóng mặt bằng dự án đường sắt cao tốc Bắc - Nam vào dịp 19/8
Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu đồng loạt tổ chức khởi công các dự án giải phóng mặt bằng cho đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam và tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng vào 19/8/2025 và hoàn thành trong năm 2026....
-
Hai bộ 'bắt tay' xây dựng hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn cho đường sắt cao tốc
Chiều 8.7, Phó thủ tướng Trần Hồng Hà chủ trì cuộc họp nghe báo cáo về việc xây dựng hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật cho đường sắt tốc độ cao.