04/10/2022 6:53 PM
Tập đoàn bán lẻ Central Retail của Thái Lan có kế hoạch tăng gấp đôi sự hiện diện tại Việt Nam, tiếp bước các công ty bán lẻ đa quốc gia mở rộng sự hiện diện tại một thị trường đầy hứa hẹn với biên độ tăng trưởng lớn này, một bài đăng mới đây trên báo Nikkei viết.

Go! - đại siêu thị ở tỉnh Lào Cai, một trong số chuỗi Central Retail đang hoạt động tại Việt Nam. Ảnh: Central Group

Central Retail - công ty con trong lĩnh vực bán lẻ của tập đoàn Central Group của Thái Lan gần đây đã tiết lộ kế hoạch chi 30 tỷ baht (790 triệu USD) để mở rộng mạng lưới lên ít nhất 710 cửa hàng vào năm 2026 từ khoảng 340 cửa hàng hiện tại.

“Chúng tôi muốn đưa chúng tôi trở thành trung tâm trong cuộc sống của khách hàng”, ông Olivier Langlet - CEO Central Retail Việt Nam nói. Ông Langlet cho biết thêm, Central Retail đặt mục tiêu doanh thu 100 tỷ bath tại thị trường Việt Nam vào năm 2026.

Năm ngoái, Central Retail thu về 38,6 tỷ bath doanh thu, trong đó Việt Nam hiện là thị trường ngoài Thái Lan mang lại doanh thu lớn nhất cho Central Retail.

Hiện tại, hãng bán lẻ đang duy trì cùng lúc khoảng 10 thương hiệu tại Việt Nam, trong đó nổi bật nhất phải kể đến chuỗi siêu thị bán lẻ Go! và Tops.

Trong 5 năm tới, Central Retail muốn nâng gấp đôi số lượng đại siêu thị tại Việt Nam lên hơn 70, ông Langlet cho hay. Mỗi đại siêu thị này có diện tích dao động từ 4.000 đến 7.000m2.

Central Retail cũng có kế hoạch mở rộng mạng lưới ra khoảng 55/63 tỉnh thành tại Việt Nam trong vòng 5 năm tới.

Tuy nhiên, Central Retail không phải doanh nghiệp duy nhất mong muốn muốn mở rộng hoạt động tại Việt Nam.

Tập đoàn Aeon của Nhật có kế hoạch mở khoảng 100 siêu thị tại Việt Nam. Tập đoàn này có thể mạnh phát triển các trung tâm mua sắm, nhiều siêu thị có diện tích trung bình khoảng 300 m2. Với các địa điểm mới, mỗi siêu thị Aeon sẽ có diện tích tối thiếu 500 m2 và Aeon đang nỗ lực tạo ra sự khác biệt bằng cách cung cấp thêm nhiều sản phẩm tươi sống dựa trên công nghệ Nhật bản.

Trong khi đó, tập đoàn bán lẻ Lotte của Hàn Quốc vốn có thể mạnh vận hành nhiều trung tâm mua sắm lớn khu vực đô thị cũng đang tính mở thêm nhiều siêu thị Lotte tại Việt Nam. Trước đây, Trung Quốc là thị trường nước ngoài lớn thứ 3 sau Nhật và Hàn Quốc của Lotte, thế nhưng Lotte mới đây đã rút khỏi Trung Quốc bởi căng thẳng địa chính trị, và có kế hoạch mở rộng tại Việt Nam.

Theo đánh giá của Nikkei, một trong những yếu tố khiến ngành bán lẻ Việt Nam thu hút doanh nghiệp nước ngoài là bởi tiềm năng tăng trưởng kinh tế của Việt Nam. Năm 2020, khi đại dịch gây tổn hại nặng nề đến kinh tế Thái Lan và Indonesia, kinh tế Việt Nam vẫn tăng trưởng 2,9%. Trong năm 2020, Việt Nam là nền kinh tế Đông Nam Á duy nhất tăng trưởng về quy mô.

Trong quý 3/2022, GDP Việt Nam tăng trưởng 13,67% so với cùng kỳ năm trước.

Một điểm hấp dẫn khác đối với các nhà bán lẻ toàn cầu là vào năm 2024, Việt Nam có kế hoạch bỏ quy định kiểm tra năng lực kinh tế đối với các nhà đầu tư nước ngoài muốn thành lập các cửa hàng bán lẻ.

Theo quy định một nhà bán lẻ nước ngoài muốn mở các cửa hàng có diện tích từ 500 m2 trở lên sẽ cần có giấy phép của cơ quan chức năng cho từng địa điểm.

Chủ đề: Mặt bằng bán lẻ
Khánh Chi
  • Facebook
  • Chia sẻ
  •   Lưu tin
  •   Báo cáo

    Báo cáo vi phạm
     
Mọi ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc liên quan đến thị trường bất động sản xin gửi về địa chỉ email: [email protected]; Đường dây nóng: 0942.825.711.
CafeLand.vn là Network bất động sản hàng đầu tại Việt Nam và duy nhất chuyên về bất động sản. Cập nhật thực trạng thị trường bất động sản hiện nay, cung cấp cho các độc giả những thông tin chính xác và những góc nhìn phân tích nhận định về thị trường bất động sản từ các chuyên gia trong ngành. Ngoài ra, CafeLand còn cung cấp cho độc giả tất cả các thông tin về sự kiên, dự án, các xu hướng phong thủy, nhà ở để các bạn có cái nhìn tổng quan hơn về thông tin mua bán nhà đất tại Việt Nam.