Theo các chuyên gia trong ngành, sự “gắn bó” này mục đích sau cùng vẫn là lợi nhuận. Tuy nhiên, câu chuyện sở hữu chéo cũng đang tạo ra những hệ luỵ, từ nợ xấu tới những đại án khó kiểm soát.
CafeLand vừa có cuộc trao đổi với TS-LS.Bùi Quang Tín, Khoa Quản trị kinh doanh, Trường ĐH Ngân hàng Tp.HCM xung quanh vấn đề này.
PV: Thưa ông, hệ thống ngân hàng hiện nay có gì hấp dẫn để các doanh nghiệp, chủ đầu tư bất động sản góp vốn, mua cổ phần?
TS-LS.Bùi Quang Tín: Hệ thống ngân hàng luôn có những yếu tố hấp dẫn nhà đầu tư không chỉ trong nước mà cả nước ngoài. Đối với trường hợp các công ty bất động sản tại Việt Nam muốn góp vốn, mua cổ phần thậm chí thành lập ngân hàng mới là do có 5 điểm mấu chốt như sau:
Thứ nhất, là việc có liên quan tới vốn. Theo thống kê của NHNN, hiện nay 70% vốn chảy vào nền kinh tế xuất phát từ hệ thống ngân hàng, sau đó mới tới thị trường chứng khoán, các quỹ đầu tư, bảo hiểm, trái phiếu,… Do đó, để các công ty bất động sản hoạt động tốt, chắc chắn nguồn vốn phải dựa vào hệ thống ngân hàng. Các công ty này sẽ lấy vốn dễ dàng hơn từ các ngân hàng họ lập nên hoặc góp vốn cổ phần.
Thứ hai, để phát triển một dự án có giá cả phải chăng phù hợp nhu cầu người mua nhà thì bắt buộc chủ đầu tư cần có các chi phí đầu tư ban đầu thấp, lãi suất vay đầu vào hấp dẫn. Thực tế, những dự án chủ đầu tư có mối liên hệ với ngân hàng sẽ được hưởng lãi suất khoản vay ưu đãi hơn.
Thứ 3, không phải riêng người mua nhà cần vay vốn ngân hàng mà có đến khoảng trên 90% các dự án bất động sản tại Việt Nam phụ thuộc vào ngồn vốn vay. Do đó, để tiếp cận được nguồn vốn này thuận lợi, các chủ đầu tư tìm đến cách góp vốn vào ngân hàng thương mại cũng là điều dễ hiểu.
Thứ 4, theo số liệu thống kê của Ngân hàng Nhà nước, trên 80% tài sản đảm bảo khoản nợ vay của các nhà băng hiện nay là bất động sản. Trong đó, nhiều ngân hàng nắm trong tay khá nhiều dự án giá rẻ, vị trí đẹp là tài sản đảm bảo cho nợ xấu. Trong khi đó, chủ đầu tư lại rất cần nguồn hàng này để đầu tư kinh doanh. Nếu hợp tác được với ngân hàng là điều quá tốt.
Thứ 5, hệ thống ngân hàng có lượng khách hàng rất lớn, lớn hơn hầu hết các ngành nghề khác. Đây là cơ hội cho các nhà đầu tư bất động sản khi nhảy vào để kinh doanh, bán chéo sản phẩm. Tiếp cận được các khách hàng lớn thì không nơi nào tốt bằng từ các ngân hàng thương mại.
Các khách hàng đã tiếp cận giao dịch với các ngân hàng thì hầu như sẽ giao dịch với các dự án của chủ đầu tư đang có cổ phần trong đó.
Vậy, mục đích cuối cùng của việc này là gì? Liệu có việc vay vốn sân sau ở đây?
Với 5 vấn đề vừa phân tích ở trên, cho thấy hệ thống ngân hàng sắp tới sẽ tiếp tục thu hút nhiều các chủ đầu tư dự án bất động sản trong và ngoài nước tham gia. Bởi đây là nơi lý tưởng dể các chủ đầu tư, chủ dự án có nơi để cung cấp vốn một cách hợp pháp, cho vay với lãi suất thấp, tận dụng hệ thống mạng lưới khách hàng. Đây là những mục đích chính mà các nhà đầu tư mong muốn.
Điều này có gì rủi ro hay đáng lo ngại?
Chắc chắn các nhà đầu tư bất động sản vì nhìn thấy nhiều lợi ích nên mới góp vốn sở hữu tại các ngân hàng thương mại cổ phần. Điều này cũng sẽ sinh ra nhiều rủi ro.
Bên cạnh đó là vấn đề nợ xấu. Trong thời gian qua, hàng tram ngàn tỷ nợ xấu đang nằm tại VAMC hay tại bảng cân đối kế toán của các ngân hàng. Trong khi các nợ xấu đó liên quan đến các công ty bất động sản trên 80% cho nên sắp tới xấu vẫn luôn là thách thức rất lớn cho hệ thống ngân hàng nếu có cổ phần của các chủ đầu tư bất động sản.
Tuy rằng chính sách pháp luật của Nhà nước hay vấn đề thực hiện pháp luật luôn luôn hướng đến nhằm đảm bảo làm sao hạn chế tối đa sân sau, sở hữu chéo vào hệ thống ngân hàng. Song, sự minh bạch của hệ thống ngân hàng trong việc kiểm soát chặt dòng tiền chuyển cho các chủ đầu tư như thế nào, công khai ra sao là thách thức rất lớn cho cơ chế kiểm soát của NHNN.
Cám ơn ông!
1. Có thể xem LienVietPostBank là bàn đạp trong chiến lược đầu tư của Him Lam, khi được nhà băng này tài trợ nguồn vốn siêu khủng với giá rẻ. Ở thời điểm 2011, Him Lam được hưởng lợi khá nhiều từ hình thức tài trợ không phải trả lãi suất (hoặc lãi suất rất thấp) là tạm ứng xây dựng công trình. Tổng số dư vốn tài trợ khi đó hơn 2.200 tỷ đồng, nhưng chi phí lãi vay phải trả cho ngân hàng này vỏn vẹn chỉ có 27 tỷ đồng, tương ứng tỷ lệ 1.2%. Đây có thể được xem là nguồn tài trợ vô cùng ưu đãi khi lãi suất năm này có thời điểm lên đến 20%. Tuy rời khỏi vị trí Chủ tịch LienVietPostBank, nhưng hiện tại, ông Dương Công Minh vẫn đảm nhiệm vai trò Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Him Lam, tập đoàn này đồng thời là cổ đông lớn nhất tại LienVietPostBank với 14,98% cổ phần nắm giữ. Cá nhân ông Dương Công Minh không nắm giữ cổ phần tại LienVietPostBank nhưng vợ ông, bà Lê Thị Vân Thảo, cùng em gái Dương Thị Liêm sở hữu gần 5% cổ phần. 2. Năm 2007 đánh dấu sự tham gia của tập đoàn T&T vào lĩnh vực tài chính với việc tham gia góp vốn và trở thành cổ đông chính của Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội (SHB). Với việc góp vốn vào SHB, việc đầu tư bất động sản của Tập đoàn này cũng ngày càng lớn mạnh nhờ dòng vốn hậu thuẫn đàng sau. Theo Báo cáo tài chính hợp nhất năm 2016 của SHB, tại bảng phân tích dư nợ cho vay theo ngành nghề kinh doanh của ngân hàng này thì cho vay theo ngành xây dựng là 22.636 tỷ đồng, chiếm 13,94% tổng dư nợ; cho vay hoạt động kinh doanh bất động sản là 10.597 tỷ đồng, chiếm 6,53% tổng dư nợ. Ông Đỗ Quang Hiển hiện là Chủ tịch HĐQT Ngân hàng SHB; Chủ tịch HĐQT, kiêm Tổng giám đốc Tập đoàn T&T; Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Phát triển đô thị và khu công nghiệp SHB (SHB Land). |
-
Đại gia bất động sản muốn gì khi vươn sang ngân hàng?
CafeLand – Trên thị trường hiện nay, có không ít trường hợp doanh nghiệp tay phải kinh doanh bất động sản, tay trái tham gia vào tài chính, ngân hàng. Có thể kể đến một vài trường hợp như mối liên hệ giữa Tập đoàn Him Lam của ông Dương Công Minh và ngân hàng LienVietPostBank; Tập đoàn T&T của ông bầu Đỗ Quang Hiển với Ngân hàng SHB.
-
Mua nhà của công ty con mà lỡ vướng, công ty mẹ có ra tay?
CafeLand – Sau bài viết “Tại sao các ông lớn bất động sản "thích" lập nhiều công ty con?”, nhiều ý kiến bạn đọc tiếp tục quan tâm về vấn đề này. Trong đó, câu hỏi về việc mua nhà tại dự án của các công ty con thuộc công ty mẹ có thương hiệu, liệu có an toàn không là điều nhiều người còn băn khoăn.
-
Tại sao các ông lớn bất động sản "thích" lập nhiều công ty con?
CafeLand - Thời gian gần đây, trên thị trường xuất hiện hiện tượng nhiều công ty hay tập đoàn bất động sản lớn thường thành lập công ty con để đầu tư xây dựng, bán, chuyển nhượng dự án. Vậy, thực chất việc này là nhằm mục đích gì?
-
Chủ đầu tư chẳng mấy quan tâm tới sức khoẻ người sống trong căn hộ
CafeLand – Theo ông Joseph Azzarello, Giảng viên đào tạo chứng chỉ Leed thuộc Hội đồng Công trình xanh Hoa Kỳ, cuộc sống hiện đại ngày nay đang đẩy con người vào không gian sống ngột ngạt song chủ đầu tư lại chẳng mấy quan tâm điều đó.
-
Đánh thuế tiền gửi, vốn có thể chảy sang chứng khoán và bất động sản
CafeLand - Sau bài viết Thuế tiền lãi tiết kiệm: Có dễ “tận thu”?, rất đông độc giả và người trong ngành đã đưa ra hàng loạt ý kiến tranh luận sôi động. Để rộng đường dư luận, PV CafeLand đã có cuộc trao đổi với Tiến sĩ Nguyễn Trí Hiếu, chuyên gia tài chính ngân hàng. Chuyên gia này đã có những chia sẻ khá thú vị.