CafeLand - Theo Cushman & Wakefield, công ty dịch vụ bất động sản toàn cầu, tổng mức đầu tư vào lĩnh vực bất động sản tại châu Á dự kiến sẽ đạt khoảng 165 tỷ USD trong năm 2021, bằng 90% so với năm 2019.

Trong năm 2020, tổng khối lượng đầu tư vào lĩnh vực bất động sản trên toàn cầu giảm 29% so với năm trước đó. Là khu vực đầu tiên bị ảnh hưởng bởi virus corona, thị trường Châu Á Thái Bình Dương đã chịu thiệt hại nặng nề trong nửa đầu năm 2020. Tuy nhiên, bằng nhiều biện pháp, đặc biệt là sự hiệu quả trong khâu phòng chống dịch bệnh, khối lượng đầu tư vào thị trường bất động sản tại khu vực châu Á Thái Bình Dương đã tăng trở lại trong nửa cuối năm trước.

Bối cảnh đầu tư toàn cầu

Tương tự như năm 2020, nhiều nền kinh tế trên thế giới bước vào năm 2021 vẫn hứng chịu những tác động tiêu cực từ đại dịch Covid-19. Mặc dù vậy, trái ngược với sự suy thoái của nền kinh tế năm ngoái, các hoạt động đầu tư được kỳ vọng sẽ quay trở lại mạnh mẽ trong năm nay.

David Bitner, người đứng đầu bộ phận Nghiên cứu Thị trường Vốn của Cushman & Wakefield cho biết: “Thị trường vốn toàn cầu thật sự bất ổn trong suốt năm vừa qua. Chúng tôi kỳ vọng rằng năm 2021 sẽ chứng kiến những dấu hiệu tích cực khi lãi suất cơ bản tiếp tục được giữ ở mức thấp, trong khi đó nguồn vốn cho vay có sẵn tăng lên. Điều này cho thấy tốc độ phục hồi nhanh hơn nhiều so với các giai đoạn suy thoái trước đây”.

Những hoạt động đầu tư và giao dịch trên toàn cầu dự kiến ​​sẽ vẫn bị hạn chế trong nửa đầu năm 2021. Khi vắc-xin phòng chống virus corona được phân phối rộng rãi, đó cũng là lúc mà nền kinh tế sẽ chứng kiến những điều tươi sáng hơn.

Xét về phân khúc, thị trường bất động sản logistics và thị trường nhà ở vẫn sẽ thu hút được sự quan tâm của những nhà đầu tư. Ngược lại, lĩnh vực văn phòng và bán lẻ vẫn cần tìm kiếm cơ hội tái đầu tư để phù hợp với sự thay đổi của quy mô và hình thức làm việc.

Đầu tư vào thị trường châu Á – Thái Bình Dương

Khu vực châu Á – Thái Bình Dương là thị trường dẫn đầu sự phục hồi của nền kinh tế thế giới trong năm 2020. Điều này sẽ tạo điều kiện cho sự phát triển của khu vực này trong năm nay.

Bất chấp ảnh hưởng tiêu cực của đại dịch Covid-19, các hoạt động đầu tư tại Trung Quốc và Nhật Bản, hai trong số những nền kinh tế lớn nhất châu Á được duy trì ổn định trong năm vừa qua. Các chuyên gia của Cushman & Wakefield tin tưởng rằng đây sẽ là những thị trường dẫn đầu khu vực trong năm 2021.

Trong khi đó, Hàn Quốc là quốc gia có bước tăng trưởng mạnh mẽ nhất trong năm trước. Các hoạt động đầu tư mạnh mẽ vào thị trường này dự kiến ​​sẽ tiếp tục tăng lên về cả khối lượng và giá trị.

Ngược lại, Singapore và Úc chứng kiến tỷ lệ sụt giảm lần lượt là 73% và 45% vào năm 2020. Tuy nhiên, cả hai thị trường đều cho thấy dấu hiệu của sự phục hồi trong quý cuối cùng của năm trước. Một thị trường lớn khác của châu Á là Ấn Độ đã ghi nhận các hoạt động đầu tư bất động sản tăng trưởng mạnh mẽ trong năm 2020, đặc biệt là trong lĩnh vực bất động sản logistics.

Những chuyên gia của Cushman & Wakefield cũng đưa ra những đánh giá cụ thể về phân loại tài sản sẽ được quan tâm trong năm nay.

Theo đó, logistics sẽ vẫn là trọng tâm chính khi thương mại điện tử và các chuỗi cung ứng tiếp tục phát triển. Lĩnh vực này tại châu Á cũng được hưởng lợi nhờ vào các yếu tố như nhu cầu cao, chi phí nhân công và nguyên vật liệu rẻ, người lao động có độ tuổi trung bình trẻ,…

Tiếp theo đó, các trung tâm dữ liệu tiếp tục cho thấy tiềm năng lớn của mình. Nhiều khả năng, đây sẽ là một trong những tài sản cốt lõi thuộc danh mục đầu tư của nhiều doanh nghiệp tại châu Á trong tương lai.

Văn phòng, mặc dù chịu ảnh hưởng tiêu cực từ đại dịch Covid-19, vẫn sẽ là một tài sản đầu tư được săn đón nhiều, đặc biệt là những thành phố lớn. Khi các công ty đánh giá lại tác động của hình thức làm việc từ xa đối với nhu cầu sử dụng văn phòng của họ và bắt đầu đưa ra các cam kết dài hạn, thị trường văn phòng sẽ có động lực tăng trưởng trong nửa cuối năm nay.

Cuối cùng, bán lẻ và khách sạn có lẽ là những phân khúc có mức độ tăng trưởng thấp nhất trong năm 2021. Sự bùng nổ và những điều tiện lợi mà thương mại điện tử đem lại khiến nhiều nhà đầu tư không còn quá mặn mà với lĩnh vực bán lẻ truyền thống. Trong khi đó, các lệnh giãn cách xã hội khiến ngành du lịch và nghỉ dưỡng gặp nhiều khó khăn trong năm 2020 và điều này dường như vẫn sẽ tiếp tục, ít nhất là trong nửa đầu năm 2021.

Anh Nguyễn (Cushman Wakefield)
  • Facebook
  • Chia sẻ
  •   Lưu tin
  •   Báo cáo

    Báo cáo vi phạm
     
  • Bất động sản châu Á trở lại mạnh mẽ trong nửa cuối năm 2024

    Bất động sản châu Á trở lại mạnh mẽ trong nửa cuối năm 2024

    Sau khi trải qua năm 2023 đầy thử thách với lãi suất cao, sự phục hồi yếu hơn dự kiến ở Trung Quốc đại lục và căng thẳng địa chính trị đè nặng lên hoạt động cho thuê và đầu tư, thị trường bất động sản Châu Á Thái Bình Dương đã sẵn sàng cho nửa cuối n...

  • Bất động sản châu Á đang ở đâu?

    Bất động sản châu Á đang ở đâu?

    Ngành bất động sản châu Á đang phải đối mặt với nhiều thách thức đa dạng khi tình hình kinh tế và địa chính trị bấp bênh cũng như mối đe dọa biến đổi khí hậu ngày càng gia tăng. Tuy nhiên, triển vọng của thị trường này lại vượt trội so với phần còn l...

  • Ngành xây dựng châu Á tiếp tục gặp khó do thiếu lao động và lãi suất cao

    Ngành xây dựng châu Á tiếp tục gặp khó do thiếu lao động và lãi suất cao

    Theo báo cáo thị trường của công ty tư vấn xây dựng toàn cầu Linesight công bố vào ngày 21/03, tình trạng thiếu lao động lành nghề và lãi suất tăng trong thời gian dài tiếp tục ảnh hưởng đến triển vọng tăng trưởng của ngành xây dựng khu vực vào năm 2...

 
Mọi ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc liên quan đến thị trường bất động sản xin gửi về địa chỉ email: [email protected]; Đường dây nóng: 0942.825.711.