Thông tin trên được đưa ra trong báo cáo nghiên cứu thị trường bất động sản Việt Nam quý 1/2025 của Avison Young Việt Nam. Động thái này cho thấy các chủ đầu tư chủ động tăng tốc triển khai dự án mới, cũng như Chính phủ và các địa phương nỗ lực thu hút dòng vốn FDI chất lượng cao để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế cho năm mới.
Hàng loạt dự án mới
Tại thị trường TP.HCM, ngoài Khu công nghệ cao đã đi vào hoạt động, thành phố đang triển khai xây dựng Khu công viên khoa học công nghệ tại phường Long Phước, TP. Thủ Đức. Khu vực này có diện tích gần 200 ha, nằm cách Khu công nghệ cao hiện hữu khoảng 2 km và được kỳ vọng trở thành trung tâm nghiên cứu, đổi mới sáng tạo hàng đầu khu vực.
Theo kế hoạch, trong năm nay Khu công nghệ cao sẽ có 12 dự án được khởi công, bao gồm 10 dự án trong nước và 2 dự án FDI, với tổng vốn đầu tư lên đến hơn 1 tỷ USD. Đây là tín hiệu tích cực cho thấy sự quan tâm mạnh mẽ của các nhà đầu tư đối với TP.HCM, đặc biệt trong lĩnh vực công nghệ cao.
Ngày 6/1, TP.HCM đã khởi công dự án xây dựng nhà máy sản xuất sinh phẩm huyết tương tại Khu công nghệ cao, đánh dấu dự án đầu tiên của năm tại đây. Ngoài ra, Thành phố cũng sẽ có nhà máy bán dẫn dự kiến khánh thành trong năm 2025.
Avison Young Việt Nam cho biết, TP.HCM tiếp tục đóng vai trò đầu tàu trong thu hút đầu tư chất lượng cao, lan tỏa tác động sang các tỉnh thành lân cận: Bà Rịa – Vũng Tàu lập quy hoạch 4 khu công nghiệp mới với diện tích hơn 3.800 ha, Long An khởi công khu công nghiệp sinh thái đầu tiên của tỉnh, còn Bình Dương ghi nhận kế hoạch đầu tư một trung tâm dữ liệu quy mô lớn.
Khu công nghệ cao TP.HCM. Ảnh: Như Huyền
Tại miền Trung, Đà Nẵng đang tiếp tục mở rộng quỹ đất công nghiệp với kế hoạch xây dựng và kêu gọi đầu tư vào các phân khu sản xuất, thương mại, dịch vụ và logistics thuộc Khu thương mại tự do. Đồng thời, thành phố cũng đã khởi động dự án Khu công nghiệp Hòa Ninh quy mô 400 ha tại huyện Hòa Vang.
Bên cạnh Đà Nẵng, các tỉnh miền Trung cũng đẩy mạnh phát triển công nghiệp với hàng loạt dự án quy mô lớn. Bình Định triển khai Khu công nghiệp Phù Mỹ – giai đoạn 1, trong khi Quảng Ngãi khởi động Khu công nghiệp VSIP II.
Ở miền Bắc, thị trường khu công nghiệp tiếp tục sôi động, giữ vai trò là tâm điểm thu hút đầu tư. Tại Hà Nội, tỷ lệ lấp đầy đạt 93%, tăng 5% so với cuối năm 2024. Thành phố cũng đã phê duyệt quy hoạch Khu công nghiệp sạch tại Sóc Sơn, đồng thời thành lập thêm các cụm công nghiệp làng nghề tại Thạch Thất và Thường Tín.
Ngoài Thủ đô, nhiều tỉnh thành khác cũng ghi nhận sự bùng nổ dự án mới trong quý như Nghệ An, Bắc Giang, Hải Phòng, Thái Nguyên, Quảng Ninh, Thái Bình và Nam Định, với hàng loạt khu công nghiệp mới được khởi công hoặc phê duyệt, cho thấy làn sóng đầu tư vẫn đang lan rộng khắp khu vực phía Bắc.
Ông Vũ Minh Chí, Quản lý cấp cao Dịch vụ Công nghiệp tại Avison Young Việt Nam, nhận định việc các hoạt động đầu tư, quy hoạch và khởi công đồng loạt diễn ra ngay từ đầu năm cho thấy sự tự tin và kỳ vọng tích cực vào triển vọng trung và dài hạn của Việt Nam.
Liên quan đến đề xuất áp thuế đối ứng 46% từ Hoa Kỳ, ông Chí cho rằng, dù có thể tạo ra những biến động ngắn hạn, nhưng đây cũng là cơ hội để Việt Nam đẩy mạnh đa dạng hóa đối tác thương mại, tối ưu chính sách ưu đãi và thu hút dòng vốn đầu tư chất lượng cao, phục vụ cho chiến lược phát triển lâu dài.
Nhu cầu đất khu công nghiệp tăng mạnh
Không chỉ có nhiều dự án khu công nghiệp mới được phê duyệt, khởi công, nhu cầu thuê đất khu công nghiệp cũng tăng mạnh. Theo Cushman & Wakefield, trong quý 1, nhu cầu khu công nghiệp tại các tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm phía Nam như TP.HCM, Bình Dương, Đồng Nai, Long An và Bà Rịa - Vũng Tàu tăng mạnh. Tổng diện tích hấp thụ ròng đạt khoảng 80 ha, tăng 25,0% so với quý trước và 11,11% so với cùng kỳ năm ngoái.
Long An dẫn đầu về tỷ lệ hấp thụ, chiếm tới 60,5% tổng diện tích, nhờ vào quỹ đất còn lớn và hạ tầng đang được đầu tư mạnh mẽ để thu hút đầu tư. Nhiều dự án trọng điểm như cao tốc Bến Lức – Long Thành, Vành đai 4, cùng việc mở rộng các tuyến đường kết nối với TP.HCM đã góp phần nâng cao lợi thế cạnh tranh cho địa phương này, thu hút sự quan tâm từ các nhà đầu tư trong và ngoài nước.
Giá chào thuê trung bình của đất khu công nghiệp đạt 177 USD/m2/thời hạn thuê (khoảng 4,5 triệu đồng) tăng nhẹ so với quý trước và tăng 3,51% so với cùng kỳ năm trước.
Bà Trang Bùi, Tổng giám đốc Cushman & Wakefield Việt Nam dự báo, từ năm 2025-2028 thị trường tại các tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm phía Nam sẽ đón nhận khoảng 7,274 ha đất khu công nghiệp.
Trong đó, Bình Dương đã đề xuất phương án phát triển các khu công nghiệp lớn tại huyện Bàu Bàng với quy mô lên đến 1.500 ha, bao gồm các khu công nghiệp Lai Hưng, Bàu Bàng 3, 4 và Dầu Tiếng 4. Tại Bà Rịa – Vũng Tàu, UBND tỉnh đã lập quy hoạch 4 khu công nghiệp với tổng diện tích hơn 3.800 ha, bao gồm Bắc Châu Đức và Châu Đức 1, 2, 3.
Với đề án sát nhập tỉnh và đầu tư các hệ thống hạ tầng giao thông kết nối 3 tỉnh Bình Dương, TP. HCM và Bà Rịa Vũng Tàu như các tuyến vành đai 3, vành đai 4, tuyến cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu nối trực tiếp tới sân bay Quốc Tế Long Thành và Cảng Cái Mép, tương lai các khu công nghiệp thuốc các địa phương này sẽ được hưởng lợi lớn.
-
Quảng Ninh đang đẩy mạnh chiến lược phát triển công nghiệp với kế hoạch xây dựng bốn khu công nghiệp mới vào năm 2025, bao gồm KCN Đông Triều, KCN phía Bắc Sân bay Vân Đồn, KCN Hải Hà (giai đoạn 2) và mở rộng KCN Đông Mai.
-
Liên tục thành lập dự án vốn khủng, điều gì đang xảy ra với bất động sản công nghiệp tại Nam Định?
Ngày 20/2/2025, UBND tỉnh Nam Định đã công bố quyết định thành lập ba Cụm công nghiệp (CCN) chiến lược Hợp Hưng, Yến Châu và Kim Thái, đánh dấu một cột mốc quan trọng trong chiến lược phát triển công nghiệp của tỉnh với tổng vốn đầu tư lên đến gần 2.500 tỷ đồng.
-
BW Industrial xem kế hoạch phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO) tại Việt Nam là một lựa chọn tiềm năng.








-
Becamex IDC tạm hoãn kế hoạch đấu giá 300 triệu cổ phiếu
Trước diễn biến tiêu cực của thị trường, Tổng công ty Đầu tư và Phát triển Công nghiệp – CTCP (Becamex IDC, HOSE: BCM) vừa quyết định tạm hoãn kế hoạch đấu giá công khai 300 triệu cổ phiếu trên Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM, nhằm bảo vệ quyền lợi c...
-
Điều kiện tài chính có đủ để Kinh Bắc City tham vọng mở rộng quỹ đất lên 2.000 ha?
Tổng Công ty Phát triển Đô thị Kinh Bắc (Kinh Bắc City, mã: KBC) đang đặt mục tiêu nâng tổng quỹ đất công nghiệp có thể cho thuê lên gần 2.000 ha, với hàng loạt dự án mới được triển khai. Tuy nhiên, câu hỏi đặt ra là liệu tiềm lực tài chính của KBC c...
-
Bức tranh khu công nghiệp đến 2030: 221 quy hoạch mới, 22 điều chỉnh quy hoạch, 76 mở rộng
Theo quy hoạch đã được phê duyệt của 63 địa phương, Việt Nam đang trên đà phát triển mạnh mẽ trong lĩnh vực bất động sản công nghiệp. Đến năm 2030, dự kiến sẽ có 221 khu công nghiệp (KCN) mới được quy hoạch, 76 KCN được mở rộng và 22 KCN điều chỉnh q...