Đó là chỉ đạo của Phó Thủ tướng Lê Văn Thành trong buổi làm việc trực tuyến với lãnh đạo Bộ GTVT và các địa phương nhằm tháo gỡ các vướng mắc, khó khăn trong quá trình xây dựng dự án cao tốc Bắc – Nam phía Đông.
Báo cáo tại buổi làm việc, Bộ GTVT cho biết, tuyến cao tốc Bắc – Nam phía Đông gồm 11 đoạn tuyến (8 đoạn đầu tu công, 3 đoạn hình thức BOT) với tổng chiều dài 654km đi qua 13 địa phương đến nay đã giải phóng mặt bằng đạt khoảng 97,9%. Phần còn lại đang gặp khó khăn, đề nghị các địa phương tập trung để dứt điểm.
Khó khăn thứ hai là việc thiếu vật liệu đắp nền đường. Vấn đề này đã được tháo gỡ khi Thủ tướng đã có Nghị định áp dụng cơ chế đặc thù trong cấp phép khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường cung cấp cho dự án. Bộ đề nghị các địa phương nghiên cứu thực hiện.
Phó Thủ tướng Lê Văn Thành nhận định, việc triển khai dự án tuyến cao tốc Bắc-Nam dài 654 km đang rất thuận lợi. Thứ nhất là kinh phí ngân sách đã bố trí đủ, cân đối đủ cho 654 km đường cao tốc. Thứ hai là hồ sơ thiết kế xây dựng, triển khai các thủ tục đầu tư,... hiện nay đã cơ bản hoàn thiện. Thứ ba nữa là giải phóng mặt bằng cho 654 km cao tốc này cơ bản xong (hiện đã giải phóng mặt bằng với tổng diện tích là 4.824 ha/tổng số 4.927 ha cần giải tỏa; đạt 97,9%).
Do đó, phó Thủ tướng chỉ đạo Bộ GTVT phối hợp cùng các địa phương đẩy nhanh tiến độ chậm nhất đến ngày 30/7 phải bàn giao toàn bộ mặt bằng cho đơn vị thi công xây dựng dự án.
Dự án xây dựng một số đoạn đường bộ cao tốc trên tuyến Bắc – Nam phía Đông giai đoạn 2017 – 2020 là dự án quan trọng quốc gia đã được Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư, gồm 11 dự án thành phần với tổng chiều dài 654 km, đi qua địa phận 13 tỉnh gồm: Nam Định, Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Trị, Thừa Thiên – Huế, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận, Đồng Nai, Tiền Giang, Vĩnh Long. Đến nay đã có 6 dự án đã và đang thi công gồm Cao Bồ - Mai Sơn, Mai Sơn - QL45, Cam Lộ - La Sơn, Vĩnh Hảo - Phan Thiết, Phan Thiết - Dầu Giây, cầu Mỹ Thuận 2. 5 dự án còn lại sẽ tiếp tục được khởi công trong thời gian tới là: Cao tốc QL45 - Nghi Sơn; Nghi Sơn – Diễn Châu; Diễn Châu – Bãi Vọt; Nha Trang – Cam Lâm; Cam Lâm – Vĩnh Hảo. Trong 11 dự án thành phần trên có 8 dự án được thực hiện theo hình thức đầu tư công, 3 dự án thực hiện theo hình thức PPP (Diễn Châu – Bãi Vọt; Nha Trang – Cam Lâm; Cam Lâm – Vĩnh Hảo). |
-
Cao tốc chậm tiến độ do thiếu vật liệu, Chính phủ ban hành cơ chế đặc thù
CafeLand – Trước nguy cơ nhiều dự án cao tốc bị chậm tiến độ xây dựng do thiếu nguồn nguyên vật liệu, Chính phủ vừa ban hành cơ chế đặc thù trong cấp phép khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường cung cấp cho các dự án cao tốc trên tuyến Bắc-Nam phía Đông, giai đoạn 2017-2020 (đã khởi công và sắp khởi công).
-
Hai tuyến cao tốc nào vừa được bổ sung vào quy hoạch?
Chính phủ vừa đồng ý bổ sung vào quy hoạch mạng lưới đường bộ thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050 hai dự án cao tốc gồm Cà Mau – Đất Mũi và Quảng Ngãi – Kon Tum.
-
Loạt “ông lớn” Vinaconex, Đèo Cả, Hòa Phát… đứng trước thời cơ chưa từng có
ACBS kỳ vọng các ông lớn ngành nguyên vật liệu xây dựng hạ tầng như Vinaconex, Đèo Cả, Hòa Phát sẽ bứt phá nhờ việc hưởng lợi từ cơ hội đầu tư công lớn nhất từ trước đến nay.
-
12 dự án hạ tầng giao thông quan trọng nào sẽ được khởi công trong năm 2025
Trong năm 2025, Bộ Giao thông Vận tải sẽ tổ chức khởi công 12 dự án hạ tầng giao thông quan trọng trên cả nước. Trong đó, nhiều dự án sẽ được khởi công ngay trong đầu năm 2025.