Công ty CP Thép Mê Lin (mã chứng khoán: MEL) là doanh nghiệp đầu tiên trong ngành thép công bố báo cáo tài quý 2/2023 với doanh thu thuần đạt gần 180 tỷ đồng, tăng 11% so với cùng kỳ năm trước. Tuy nhiên, do giá vốn tăng cao khiến lãi gộp doanh nghiệp đưa về trong kì chỉ đạt hơn 11 tỷ đồng, trong khi cùng kì xấp xỉ 14 tỷ đồng.
Kết quả, Thép Mê Lin báo lãi sau thuế quý 2 đạt hơn 1 tỷ đồng, giảm 38% so với cùng kỳ năm 2022. Biên lãi ròng chỉ 0,5% tương ứng 100 đồng doanh thu đem về vỏn vẹn 0,5 đồng lãi.
Thép Mê Lin báo lãi quý 2/2023 chỉ hơn 1 tỉ đồng
Giải trình cho biến động kết quả kinh doanh trong kỳ, lãnh đạo Thép Mê Lin cho rằng, do chịu tác động của giá thép trên thị trường, giá bán giảm, sản lượng bán của công ty thấp, lãi suất vay của các ngân hàng cao nên lợi nhuận giảm.
Lũy kế 6 tháng đầu năm, doanh thu thuần của Thép Mê Lin đạt gần 310 tỷ đồng, lãi sau thuế hơn 3 tỷ đồng, giảm lần lượt 25% và 75% so với cùng kỳ. Với kết quả này, công ty mới chỉ hoàn thành được 39% kế hoạch doanh thu cũng như 36% mục tiêu lợi nhuận đã được thông qua tại Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2023.
Tại ngày 30/6, tổng tải sản Thép Mê Lin đạt 601 tỷ đồng, giảm hơn 40 tỷ đồng so với hồi đầu năm 2023. Trong đó hàng tồn kho chiếm tới 74% tổng tài sản với 444 tỷ đồng. Lượng tiền mặt và tiền gửi ngân hàng tại công ty giảm 76%, về còn 3,7 tỷ đồng.
Ở bên kia bảng cân đối kế toán, nợ phải trả của Thép Mê Lin còn hơn 351 tỷ đồng, trong đó nợ đi vay xấp xỉ 300 tỷ đồng, hoàn toàn là nợ vay ngắn hạn. Vốn chủ sở hữu tại cuối kỳ đạt gần 250 tỷ đồng, trong đó lợi nhuận sau thuế chưa phân phối gần 100 tỷ đồng, vốn góp chủ sở hữu là 150 tỷ đồng.
Trong phiên giao dịch ngày 17/7, cổ phiếu MEL đang dừng ở ngưỡng 6.400 đồng/cổ phiếu.
-
Năm ngoái, thị trường bất động sản trầm lắng kéo theo nhu cầu tiêu thụ thép giảm mạnh và chi phí của dự án lò cao mới đưa vào hoạt động là nguyên nhân chính khiến công ty này thua lỗ kỷ lục.
-
Các doanh nghiệp thép Việt cần lưu ý gì trước quy định mới của EU về thép nhập khẩu?
Theo quy định mới, thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) là nước đang phát triển đều được miễn trừ áp dụng nếu tỷ trọng xuất khẩu của nước đó vào EU duy trì dưới 3% tổng kim ngạch nhập khẩu với từng loại sản phẩm.
-
Một “ông lớn” ngành thép bất ngờ được dự báo lợi nhuận tăng tới 1.600% trong năm 2024
Năm 2024, doanh nghiệp này được dự báo lợi nhuận tăng cao tới 1.600% nhờ mức nền thấp năm ngoái, đạt mức 510 tỷ đồng.
-
Các nhà sản xuất thép lớn trong nước có thể giành thêm thị phần nhờ vụ điều tra bán phá giá thép Trung Quốc
Năm 2025, MBS cho rằng thị phần của các doanh nghiệp thép lớn trong nước có thể cải thiện nhờ sự đóng góp của thuế. chống bán phá giá.
-
Triển vọng ngành thép 2025 ra sao khi thị trường bất động sản, xây dựng hồi phục?
Thị trường thép năm 2025 được kỳ vọng sẽ hưởng lợi nhờ thị trường bất động sản hồi phục, hoạt động xây dựng cải thiện; kế hoạch giải ngân vốn đầu tư công cao nhất từ trước tới nay với nhiều dự án trọng điểm tới hạn hoàn thành trong năm....