28/06/2023 5:46 PM
Theo quy định mới, thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) là nước đang phát triển đều được miễn trừ áp dụng nếu tỷ trọng xuất khẩu của nước đó vào EU duy trì dưới 3% tổng kim ngạch nhập khẩu với từng loại sản phẩm.

Bộ Công Thương cho biết ngày 26/6, Liên minh châu Âu (EU) ban hành Quy định (EU) 2023/1301, sửa đổi Quy định (EU) 2019/159 về việc áp dụng biện pháp tự vệ đối với một số sản phẩm thép nhập khẩu.

Theo đó, quy định sửa đổi trên được đưa ra sau cuộc điều tra đánh giá việc chấm dứt sớm biện pháp tự vệ trước tháng 6/2023 có hợp lý hay không theo dữ liệu nhập khẩu tổng hợp năm 2022. Việc sửa đổi quy định nhằm duy trì biện pháp tự vệ với thép nhập khẩu vào EU cho đến ngày hết hạn là 30/6//2024, chính thức có hiệu lực từ ngày 1/7/2023.

Việt Nam hưởng lợi từ việc EU mở hạn ngạch thép nhập khẩu theo quốc gia

Cụ thể, tất cả hạn ngạch thuế quan (TRQ) của biện pháp tự vệ thép sẽ tiếp tục tăng 4% kể từ ngày 1/7/2023. Bất kỳ thành viên nào của WTO là nước đang phát triển đều được miễn trừ áp dụng nếu tỷ trọng xuất khẩu của nước đó vào EU duy trì dưới 3% tổng kim ngạch nhập khẩu đối với từng loại sản phẩm.

Ngoài ra, nếu trong một danh mục nhất định, tỷ trọng chung của hàng nhập khẩu từ các nước đang phát triển (có tỷ trọng riêng lẻ dưới 3%) tổng vượt quá 9%, tất cả các nước đang phát triển sẽ phải chịu chung biện pháp trong danh mục sản phẩm đó.

Theo quy định trên, những quốc gia hưởng lợi từ việc mở hạn ngạch theo quốc gia cụ thể, bao gồm Brazil, Trung Quốc, Ai Cập, Ấn Độ, Indonesia, Malaysia, Moldova, Bắc Macedonia, Oman, Nam Phi, Thổ Nhĩ Kỳ và Việt Nam.

Đặc biệt, Việt Nam bị áp dụng thêm đối với category 26 và loại bỏ khỏi category 3A so với phạm vi áp dụng cũ. Tất cả các nước đang phát triển được đưa vào danh mục 4B, 5, 25B và 28 vì có tổng tỷ trọng nhập khẩu vào năm 2022 thấp hơn 3% đang cao hơn 9%.

Được biết, biện pháp tự vệ với mặt hàng thép được đưa ra hồi năm 2018 sau khi Mỹ áp thuế 25% đối với EU và các nước khác vì lý do an ninh quốc gia và lo ngại thị trường châu Âu bị sa lầy bởi thừa công suất.

Như vậy, cùng với quy định cơ chế điều chỉnh biên giới carbon (CBAM), các biện pháp tự vệ này sẽ gia tăng rào cản cho xuất khẩu thép vào EU, qua đó ảnh hưởng trực tiếp đến các doanh nghiệp xuất khẩu thép của Việt Nam.

Thiên An
  • Facebook
  • Chia sẻ
  •   Lưu tin
  •   Báo cáo

    Báo cáo vi phạm
     
Mọi ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc liên quan đến thị trường bất động sản xin gửi về địa chỉ email: [email protected]; Đường dây nóng: 0942.825.711.