Giá nguyên liệu đầu vào giảm mạnh
Sau năm 2021 chịu ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19, Công ty CP Nhựa Bình Minh (mã chứng khoán BMP) đã nhanh chóng lấy lại đà tăng trưởng. Năm 2022, nhà sản xuất ống nhựa và phụ tùng ống nhựa cũng lần đầu tiên xác lập kỷ lục về lợi nhuận sau thuế với 694 tỷ đồng trên nền doanh thu vượt 5.820 tỷ đồng.
Trong quý đầu năm 2023, Nhựa Bình Minh ghi nhận doanh thu đạt 1.440 tỷ đồng. Mặc dù chi phí tài chính và chi phí bán hàng đều tăng nhưng lãi sau thuế của công ty vẫn tăng gấp đôi so với cùng kỳ 2022, đạt 281 tỷ đồng.
Đây là kỷ lục mới về lợi nhuận hàng quý từ khi Nhựa Bình Minh trở thành công ty con của Nawaplastic Industries (thành viên của Tập đoàn SCG -Thái Lan) vào đầu năm 2018. Kết quả này vượt qua mức lợi nhuận 250 tỷ đồng vừa thiết lập cuối năm ngoái, đồng thời nối dài mạch tăng trưởng dương 5 quý liên tiếp của Nhựa Bình Minh.
Nhựa Bình Minh sẽ phá sâu kỷ lục lợi nhuận nhờ giá hạt nhựa PVC duy trì ở mức thấp
Được biết, nguyên liệu sản xuất chính của Nhựa Bình Minh là hạt nhựa nguyên sinh, bao gồm ba loại chính: hạt nhựa PVC (chiếm 70%), hạt nhựa PP và hạt nhựa HDPE. Theo đó, giá nguyên liệu đầu vào ảnh hưởng trực tiếp đến tỉ suất lợi nhuận của các doanh nghiệp trong ngành này.
Tuy nhiên, doanh nghiệp này đã hưởng lợi lớn từ việc giá hạt nhựa PVC giảm mạnh từ cuối năm 2002, nhu cầu chậm lại trong khi nguồn cung dồi dào, lạm phát cao ở nhiều nền kinh tế ảnh hưởng đến tiêu dùng, gây sức ép đến lĩnh vực sản xuất.
Trong báo cáo mới đây của Chứng khoán Bảo Việt (BVSC), giá PVC (theo dữ liệu Bloomberg) tiếp tục điều chỉnh về mức thấp nhất nhiều năm là 780 USD/tấn. Mức giá này thấp hơn 32,8% so với giá trung bình trong năm 2022.
Giá hạt nhựa PVC giảm mạnh về mức thấp nhất 3 năm
Đáng chú ý, bất chấp việc giá hạt nhựa PVC điều chỉnh mạnh nhưng giá bán của nhà sản xuất ống nhựa này vẫn neo ở mức cao. Vì thế, BVSC cho rằng Nhựa Bình Minh còn nhiều dư địa để mở rộng biên lợi nhuận.
Hơn nữa, sự hậu thuẫn cho Nhựa Bình Minh giai đoạn sắp tới còn đến từ lợi thế lớn về nguồn cung nguyên liệu khi cổ đông lớn nhất là Tập đoàn SCG sở hữu tổ hợp hóa dầu Long Sơn, dự kiến đi vào hoạt động năm 2023 sẽ cung cấp nguyên liệu PVC cho doanh nghiệp này với giá ưu đãi và sản lượng ổn định.
“Nhựa Bình Minh hưởng lợi từ sự hợp nhất đang diễn ra ở ngành nhựa khi những “ông lớn” với lợi thế tài chính và vận hành đang chiếm ưu thế so với các doanh nghiệp nhỏ và giành thêm nhiều thị phần hơn”, BVSC nhận định.
Nhựa Bình Minh sẽ phá kỷ lục lợi nhuận?
Theo BVSC, từ quý 3/2022 lợi nhuận ròng của Nhựa Bình Minh đã liên tục mở rộng nhanh nhờ hưởng lợi từ chi phí thấp, trong khi doanh nghiệp này vẫn có thể giữ giá bán ở mức cao và công tác quản lý tồn kho hợp lý.
Đặc biệt, với xu hướng giá hạt nhựa PVC giảm mạnh trong thời gian gần đây, BVSC cho rằng khả năng sinh lời của Nhựa Bình Minh vẫn được duy trì trong quý 2-3/2023.
Cho cả năm 2023, BVSC dự phóng lợi nhuận ròng của Nhựa Bình Minh đạt mức 1.022 tỷ đồng, qua đó sẽ có lần đầu tiên lãi ròng trên nghìn tỷ trong một năm. Yếu tố thúc đẩy lợi nhuận tăng trưởng của nhà sản xuất ống nhựa này có thể đến từ nhu cầu phục hồi trong môi trường lãi suất giảm và đầu tư công mạnh mẽ hơn.
Năm nay, Nhựa Bình Minh đặt kế hoạch doanh thu 6.357 tỷ đồng, tăng 9% và lợi nhuận sau thuế 651 tỷ đồng, giảm 6% so với năm 2022. Hết quý đầu năm, doanh nghiệp này lần lượt hoàn thành 23% và 43% mục tiêu.
Tính đến cuối tháng 3, Nhựa Bình Minh có quy mô tổng tài sản hơn 3.400 tỷ đồng, tăng 16,6% so với thời điểm đầu năm 2023. Đáng chú ý, lượng lớn tài sản nhà sản xuất ống nhựa này đang nằm ở khoản mục tiền gửi ngân hàng (không kỳ hạn lẫn có kỳ hạn) chiếm gần 2.000 tỷ đồng, tương đương gần 1/3 tài sản doanh nghiệp.
Nhựa Bình Minh dự kiến năm nay dành ít nhất 50% lợi nhuận sau thuế để chia cổ tức. Năm ngoái, doanh nghiệp này dành đến 99% lợi nhuận (tức khoảng 690 tỷ đồng) để chia cổ tức bằng tiền mặt. Theo đó, mỗi cổ đông sở hữu một cổ phiếu nhận được 8.400 đồng.
-
Chuyện chưa từng có trong lịch sử đang xảy ra tại công ty xi măng lớn nhất Việt Nam
Tổng Công ty Xi măng Việt Nam (Vicem) đang đứng trước khó khăn nhất trong 120 năm hoạt động khi sản lượng tiêu thụ, xuất khẩu xi măng và clinker suy giảm, chi phí đầu vào tăng cao, nhiều nhà máy phải sản xuất cầm chừng hoặc dừng lò…
-
Đại gia Thái Lan lãi lớn với thương vụ thâu tóm Nhựa Bình Minh
Không chỉ lãi lớn nhờ cổ phiếu BMP vượt đỉnh, Nawaplastic Industries, cổ đông lớn nhất của Nhựa Bình Minh còn “bỏ túi” hàng trăm tỉ đồng trong đợt chi trả cổ tức vào tháng 6 tới đây.
-
Công ty sản xuất nhựa lớn nhất miền Bắc với 3 nhà máy và 1.500 lao động báo lãi cao kỷ lục, có hơn nghìn tỷ gửi ngân hàng
Năm 2023, Nhựa Tiền Phong ghi nhận 5.176 tỷ đồng, giảm 9% song lãi sau thuế tăng 16,5% so với năm trước, đạt 559 tỷ đồng, đây cũng là mức lợi nhuận năm cao nhất của công ty kể từ khi niêm yết.
-
Cổ phiếu một công ty thép bất ngờ “tím lịm” 3 phiên liên tiếp sau thông tin hoán đổi cổ phần để cấn trừ nợ
Kết phiên giao dịch ngày 12/12, cổ phiếu của Công ty CP Thép Pomina (mã chứng khoán POM) dừng ở mức 5.810 đồng/cp với hơn 6 triệu đơn vị khớp lệnh - mức thanh khoản kỷ lục trong lịch sử niêm yết của cổ phiếu thép này....
-
Lý do đằng sau việc Tập đoàn Hoa Sen bất ngờ xin lùi thời gian tổ chức ĐHĐCĐ niên độ 2023-2024
Do cần thời gian đánh giá, dự liệu cẩn trọng kế hoạch kinh doanh trong tình hình thị trường đang có nhiều biến động khó lường, Hoa Sen xin gia hạn thời gian tổ chức Đại hội đồng cổ đông thường niên tới ngày 18/3/2024....