Nhựa Bình Minh ra đời từ năm 1977, tiền thân là nhà máy công ty hợp doanh nhựa Bình Minh trực thuộc Tổng Công ty Công nghệ phẩm - Bộ Công nghiệp nhẹ chuyên sản xuất các loại sản phẩm nhựa dân dụng và một số sản phẩm ống kèm phụ kiện ống nhựa.
Từ năm 1987-1996, công ty đã chuyển đổi từ một nhà máy chuyên sản xuất hàng gia dụng sang sản xuất ống nhựa công nghiệp theo tiêu chuẩn quốc tế. Song song đó, công ty đầu tư mở rộng nhà máy tại TP.HCM, đầu tư xây dựng nhà máy thứ hai có tổng diện tích 20.000 m2 tại khu công nghiệp Sóng Thần 1, tỉnh Bình Dương.
Năm 2004, Nhựa Bình Minh cổ phần hóa và chính thức hoạt động dưới tên gọi Công ty CP Nhựa Bình Minh. Hai năm sau, công ty này niêm yết trên sàn chứng khoán với mã cổ phiếu là BMP, sàn HoSE.
Tới tháng 4/2018, Tập đoàn SCG cho biết Công ty TNHH Nawaplastic Industries - công ty con của SCG, đã hoàn tất nâng sở hữu vốn tại Nhựa Bình Minh lên 50,9%, chính thức hoàn tất thương vụ thâu tóm doanh nghiệp nhựa này.
Doanh nghiệp này hiện có 4 nhà máy sản xuất tại TP. HCM, Bình Dương, Long An và Hưng Yên với công suất 150.000 tấn/năm.
Nhựa Bình Minh đặt kế hoạch quay lại mốc lãi sau thuế nghìn tỷ
Mới đây, CTCP Nhựa Bình Minh đã công bố tài liệu ĐHĐCĐ thường niên năm 2025 với kế hoạch doanh thu 5.362 tỷ đồng, tăng 14,6% và lợi nhuận sau thuế 1.055 tỷ, tăng 6% so với thực hiện trong năm 2024.
Với kế hoạch trên, nhà sản xuất ống nhựa này dự kiến chia cổ tức tối thiểu bằng 50% lợi nhuận sau thuế.
Về định hướng kinh doanh trong năm 2025, Nhựa Bình Minh cho biết sẽ đẩy mạnh nghiên cứu thị trường, xác định các phân khúc thị trường mà công ty đang có lợi thế để củng cố vị thế, đồng thời tìm kiếm các phân khúc thị trường mới phù hợp với năng lực của công ty.
Đồng thời tận dụng lợi thế về chất lượng sản phẩm xanh để nắm bắt các cơ hội mới trong xu hướng xây dựng xanh; đa dạng hóa sản phẩm nhằm đáp ứng nhu cầu của các phân khúc thị trường mới. Mở rộng hợp tác liên minh để nhanh chóng bổ sung danh mục sản phẩm cần thiết.
Về nhân sự, doanh nghiệp này trình cổ đông miễn nhiệm Thành viên HĐQT của ông Chaowalit Treejak. Thành viên bầu thay thế chưa được công bố. Trước đó, ông Chaowalit Treejak vừa được chấp thuận miễn nhiệm vị trí Tổng Giám đốc với lý do sức khoẻ. Nhựa Bình Minh dự kiến bầu ông Niwat Athiwattananont thay thế từ ngày 1/6/2025, kỳ hạn bổ nhiệm là 5 năm.
Năm ngoái, Nhựa Bình Minh ghi nhận doanh thu đạt 4.679 tỷ đồng, giảm 10% so với cùng kỳ, lợi nhuận sau thuế đạt 991 tỷ đồng, giảm 4,8% so với cùng kỳ năm trước và chưa đạt kế hoạch năm.
Còn năm 2023, doanh nghiệp nhựa này ghi nhận tổng doanh thu thuần 5.157 tỷ đồng, giảm 11,2% so với năm 2022 nhưng lợi nhuận sau thuế lại tăng tới 50%, đạt 1.041 tỷ đồng. Đây là kỷ lục mới về lợi nhuận hàng quý từ khi Nhựa Bình Minh trở thành công ty con của Nawaplastic Industries vào đầu năm 2018.
Được biết, nguyên liệu sản xuất chính của Nhựa Bình Minh là hạt nhựa nguyên sinh, bao gồm ba loại chính: hạt nhựa PVC (chiếm 70%), hạt nhựa PP và hạt nhựa HDPE. Theo đó, giá nguyên liệu đầu vào ảnh hưởng trực tiếp đến tỉ suất lợi nhuận của các doanh nghiệp trong ngành này.
Nhìn lại dữ liệu, kể từ khi về tay Siam Cement Group (SCG) - một tập đoàn Thái Lan chuyên kinh doanh vật liệu xây dựng từ năm 2018, Nhựa Bình Minh liên tục mang về “trái ngọt” khi đạt biên lợi nhuận khủng. Lãi lớn, doanh nghiệp này cũng chi trả hậu hĩnh hơn cho thu nhập các lãnh đạo.
Báo cáo tài chính quý 4 cho biết tiền lương, thưởng và thù lao các sếp Nhựa Bình Minh năm 2024 đều tăng so với năm trước.
Trong đó, ông Chaowalit Treejak nhận gần 6,2 tỷ đồng - tăng 23%, tương đương gần 520 triệu đồng mỗi tháng. Đây cũng là mức cao so với mặt bằng thu nhập lãnh đạo doanh nghiệp trên sàn chứng khoán.
-
Công ty nhựa lớn nhất miền Nam có BIẾN ĐỘNG NHÂN SỰ LỚN: Sếp nhận lương 6 tỷ bất ngờ xin nghỉ!
Ông Chaowalit Treejak - người đang nhận thù lao cao nhất tại Nhựa Bình Minh vừa có đơn xin từ nhiệm chức danh Thành viên HĐQT kiêm Tổng Giám đốc công ty vì lý do sức khỏe.
-
Người Thái “bỏ túi” hàng trăm tỷ mỗi năm nhờ Nhựa Bình Minh
Cổ đông ngoại Tập đoàn SCG (Thái Lan) sẽ nhận hơn 560 tỷ đồng khi Nhựa Bình Minh dành gần hết lợi nhuận năm 2023 để chia cổ tức bằng tiền mặt với tỷ lệ 126%.
-
6 năm về tay ông chủ Thái Lan, Nhựa Bình Minh hiện ra sao?
Năm 2023, Nhựa Bình Minh ghi nhận doanh thu đạt 5.157 tỷ đồng, lãi sau thuế tăng 50% so với năm trước, đạt 1.041 tỷ đồng. Đây là kỷ lục mới về lợi nhuận từ khi doanh nghiệp này trở thành công ty con của Nawaplastic Industries.








-
Diễn biến mới tại Gỗ Trường Thành sau động thái đóng cửa nhà máy tại Bình Định, chấm dứt hoạt động chi nhánh Bình Dương
Gỗ Trường Thành bất ngờ dời lịch họp cổ đông vì lý do cần thời gian cân nhắc tác động của chính sách thuế mà chính phủ Mỹ sẽ sớm công bố với hàng hóa Việt Nam.
-
Công ty sản xuất kính doanh thu nghìn tỷ/năm về tay Viglacera sau thương vụ với Tập đoàn Nhật Bản
Viglacera vừa mua lại toàn bộ 64,71% cổ phần Công ty TNHH Kính nổi Việt Nam từ Nippon Sheet (Nhật Bản), qua đó chính thức trở thành chủ sở hữu duy nhất của công ty sản xuất kính này.
-
“Vua thép” Trần Đình Long báo tin vui cho cổ đông, sắp trả cổ tức 20% bao gồm cả tiền mặt
Tại đại hội sắp tới, HĐQT Hòa Phát dự kiến trình cổ đông thông qua phương án chi trả cổ tức năm 2024 với tỷ lệ 20%, gồm 5% bằng tiền mặt và 15% bằng cổ phiếu.