Công ty CP sản xuất và thương mại Tùng Khánh (mã chứng khoán TKG) vừa có công văn giải trình về việc giá cổ phiếu TKG giảm sàn 5 phiên giao dịch liên tiếp từ ngày 21/9 đến 27/9. Tính rộng hơn đến ngày 29/9, cổ phiếu TKG đã lập chuỗi giảm sàn 7 phiên liên tiếp với mức giảm 39,4%, xuống còn 6.000 đồng/cp.
Ảnh minh họa
Giải trình Ủy ban Chứng khoán, lãnh đạo công ty này cho rằng thị trường có nhiều biến động với nhiều phiên giảm điểm đã ảnh hưởng đến tâm lý cổ đông công ty.
Bên cạnh đó, hoạt động kinh doanh của công ty cũng gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng chung của nền kinh tế, lợi nhuận sau thuế giảm mạnh so với cùng kỳ cũng là lý do khiến giá cổ phiếu giảm sâu.
Được biết, lĩnh vực kinh doanh chủ yếu của công ty này là kinh doanh thương mại các mặt hàng inox, vải tấm, hóa chất hạt nhựa, sản xuất các mặt hàng truyền thống như đồ gia dụng, các sản phẩm trang trí nội, ngoại thất...
Theo báo cáo tài chính bán niên đã soát xét, lợi nhuận sau thuế của Công ty CP sản xuất và thương mại Tùng Khánh chỉ đạt 185 triệu đồng, giảm gần 88% so với cùng kỳ.
Lãnh đạo không nắm giữ, cổ đông lớn vừa cùng bán hết
Tính đến ngày 30/6/2023, hầu hết lãnh đạo của Công ty CP sản xuất và thương mại Tùng Khánh không nắm giữ cổ phiếu TKG nào hoặc sở hữu số lượng không đáng kể.
Thời điểm giá cao, nhiều cổ đông lớn của công ty này liên tục thoái vốn. Trong đó, ông Nguyễn Văn Nam không còn là cổ đông lớn từ 31/7 khi bán ra 339.700 cổ phiếu, giảm tỷ lệ sở hữu từ 5,39% về 0,01%. Một cổ đông lớn khác trước đó là ông Nguyễn Hữu Toản cũng bán 399.000 cổ phiếu, giảm tỷ lệ sở hữu về sát 0% với 100 cổ phiếu.
Trong khi đó, bà Bùi Thị Yến, Chủ tịch HĐQT kiêm phó giám đốc không nắm giữ cổ phần nào. Những người có liên quan đến bà Yến cũng chỉ sở hữu vài trăm cổ phần. Ông Nguyễn Hữu Phú mới được bổ nhiệm Tổng Giám đốc thay cho ông Phạm Tùng Linh ngày 18/9 và cả 2 cá nhân này đều không nắm giữ cổ phần công ty.
Đóng cửa phiên giao dịch 2/10, cổ phiếu TKG có giá 6.600 đồng, giảm mạnh từ vùng đỉnh lịch sử 16.000 đồng/cp được thiết lập ngày 19/7/2023.
-
“Vua thép” Trần Đình Long báo tin vui cho cổ đông khi sản lượng liên tiếp “phá đỉnh” năm 2023
Trong tháng 8/2023, Tập đoàn Hòa Phát đã cung cấp cho thị trường 558.000 tấn thép các loại, riêng mặt hàng thép xây dựng ghi nhận mức tiêu thụ cao nhất kể từ đầu năm đến nay của doanh nghiệp này, đạt 306.000 tấn.







-
Nhà sản xuất thép lớn thứ hai của Trung Quốc báo lỗ tỷ USD chỉ trong 1 năm
Nhà sản xuất thép này của Trung Quốc đã ghi nhận khoản lỗ ròng hơn 7 tỷ Nhân dân tệ (gần 1 tỷ USD) trong năm 2024, tăng mạnh so với mức lỗ 4,1 tỷ Nhân dân tệ của năm tài chính trước đó.
-
Tham vọng 6,6 tỷ USD của ông chủ Hòa Phát với thép, bất động sản, trứng gà và container “made in VietNam”
Năm 2025, Tập đoàn Hòa Phát đặt mục tiêu doanh thu đạt 170.000 tỷ đồng (6,6 tỷ USD) và lợi nhuận sau thuế 15.000 tỷ đồng. Nếu hoàn thành kế hoạch, đây sẽ là doanh thu cao nhất từ trước tới nay của nhà sản xuất thép này....
-
Chủ tịch doanh nghiệp thép lớn từ nhiệm sau khi nhượng cổ phiếu “trăm tỷ” cho vợ
Trước khi nộp đơn từ nhiệm vị trí Chủ tịch HĐQT, ông Lê Minh Hải đã sang tay gần 8,35 triệu cổ phiếu VGS (tỷ lệ 14,93% vốn) cho vợ là bà Nguyễn Thị Thanh Thủy.