Người cho vay sẽ được hưởng chênh lệch lãi suất thêm vài %/năm. Còn cô sẽ tránh được thủ tục rườm rà và các khoản phạt nếu vi phạm thời hạn trả lãi, gốc. Ảnh minh họa.
Sau khi tốt nghiệp tại một trường đại học tại Thanh Hóa, Minh Anh quyết định lên Hà Nội lập nghiệp. Với mức lương 8 triệu đồng, cô chỉ đủ chi trả tiền phòng trọ, tiền sinh hoạt và tiết kiệm được 1 triệu đồng mỗi tháng trong 2 năm đầu.
Bước sang năm thứ ba, Minh Anh “nhảy việc” qua một công ty mới có chế độ lương, thưởng tốt hơn. Vì thế, số tiền tiết kiệm của cô cũng tăng lên. Hiện tại, sau gần 8 năm làm việc tại thủ đô, Minh Anh đã sở hữu số tiền tiết kiệm 600 triệu đồng.
Tháng 6 vừa rồi, Minh Anh quyết định mua một căn hộ tại huyện Gia Lâm, Hà Nội với giá 1,5 tỉ đồng. Cô có nhiều nguồn vay không mất lãi từ anh chị em, người thân ruột thịt trong gia đình. Có người cho vay 10-20 triệu đồng, cũng có người cho vay 50-100 triệu đồng, góp lại cô đã có được 500 triệu đồng. Số tiền còn lại, Minh Anh dự định vay ngân hàng.
Tham khảo nhiều ngân hàng, Minh Anh thấy có những ngân hàng quảng cáo lãi suất cho hình thức thế chấp vay mua nhà chỉ hơn 5%/năm, nhưng có khá nhiều quy định ràng buộc, thủ tục hơi rắc rối và thời gian giải ngân lâu. Một số ngân hàng thủ tục dễ dàng hơn nhưng lãi suất lại cao. Sau khi cân nhắc, cô lựa chọn cách thế chấp sổ đỏ ngôi nhà sắp mua để vay tiền một ngân hàng có lãi suất khoảng 8,2-8,9%/năm trong thời gian 5 năm.
Tuy nhiên, quá trình phê duyệt hồ sơ không được thuận lợi. Nhân viên tư vấn ngân hàng khuyên Minh Anh nên vay nhiều hơn vì “mất công vay, mất công thẩm định”. Khi cô không ý với phương án này thì nhân viên tư vấn “đòi” thêm mấy triệu phí làm hồ sơ.
Để tránh “phiền toái’, Minh Anh hỏi thêm một vài người bạn cũng từng vay mượn tiền mua nhà, cô như được “khai sáng”. Đó chính là vay khoản tiền tiết kiệm của những người không quá thân cận, kinh tế khá giả, sống ở quê, rồi trả lãi như lãi ngân hàng. Người cho vay lẽ ra gửi tiết kiệm ngân hàng chỉ được hưởng lãi suất huy động khá thấp, thì cho vay sẽ được hưởng chênh lệch lãi suất thêm vài %/năm. Còn cô sẽ tránh được thủ tục rườm rà và các khoản phạt nếu vi phạm thời hạn trả lãi, gốc.
Quả thực ở các vùng quê, gia đình nào có điều kiện, họ không dùng số tiền tích lũy để đầu tư mà đem gửi ngân hàng để lấy lãi hàng tháng. Minh Anh gọi điện nhờ mẹ hỏi giúp. Cuối cùng cô cũng vay được 400 triệu đồng.
Được biết, với hình thức vay này Minh Anh chỉ trả tiền lãi hàng tháng, tiền gốc giữ nguyên, khi nào có đủ sẽ trả một lần vào cuối năm và tất toán khoản vay. Cũng nhờ đó mà quá trình sang tên sổ đỏ cũng diễn ra nhanh gọn hơn, không phải rắc rối với các thủ tục thế chấp sổ đỏ, vay tiền ngân hàng.
Hiện tại, mặc dù áp lực phải trả lãi hàng tháng nhưng Minh Anh vô cùng hạnh phúc vì có được căn nhà riêng.
“Có nhà riêng mình làm việc thoải mái và hiệu quả hơn. Thời gian rảnh mình bán thêm phụ kiện online để tăng thu nhập. Chính vì vậy, sau 6 tháng mình đã trả được một vài khoản nợ của bạn bè thân thiết” – Minh Anh chia sẻ.
-
Cho vay tiền mua nhà, nhưng đòi lại bằng vàng
Sau khi kết hôn, vợ chồng Thiên An bắt đầu “cày cuốc” và tiết kiệm được một khoản tiền để mua nhà. Niềm vui chưa được bao lâu thì anh chị chồng đòi gấp số vàng đã cho vay trước đó.
-
Vật vã trả nợ vì trót vay tiền đầu tư bất động sản
Nhiều nhà đầu tư sử dụng đòn bẩy tài chính để đầu tư bất động sản. Tuy nhiên, không ít người đang gặp khó khăn khi không xoay xở được dòng tiền ổn định.
-
Tiết lộ cách phân bổ tài chính của nữ kế toán 9X: Lương chục triệu, nuôi con nhỏ vẫn có thể mua nhà
Mỗi tháng thu nhập hai vợ chồng Nguyễn Thúy (SN 1991, Thanh Hóa) dao động khoảng 20 triệu đồng, phải nuôi hai con nhỏ nhưng cả hai vẫn cố gắng cân đối, lên kế hoạch cụ thể để hoàn thành mục tiêu mua nhà....
-
Thấy nhà chồng chi tiêu tiết kiệm tưởng bình thường hóa ra giàu “nứt đố đổ vách”, cho hẳn bố mẹ vợ căn nhà 6 tỷ
Thấy chồng chi tiêu đơn giản, tiết kiệm, Trà Mi (SN 1990, Bắc Giang) vẫn nghĩ nhà chồng ở mức khá chứ không giàu. Nhưng không ngờ anh sẵn sàng cho bố mẹ vợ căn nhà 6 tỷ đồng khi cô đề cập.
-
Muốn trả được nợ vay mua nhà, chỉ có hai cách!
“Nếu không liều mình và chấp nhận chịu khổ thì giấc mơ mua nhà không bao giờ thành hiện thực, nhất là những người từ quê lên thành phố cùng đôi bàn tay trắng như mình” – Kim Oanh chia sẻ sau 5 năm làm việc không ngừng nghỉ để có tổ ấm đầu tiên....