UBND thành phố Đông Hà (tỉnh Quảng Trị) vừa ban hành kế hoạch tổ chức đấu giá quyền sử dụng đất đối với 327 lô đất trên địa bàn thành phố trong năm 2023.
Theo đó, trong quý 1 và quý 2/2022, thành phố Đông Hà sẽ tổ chức đấu giá 139 lô đất, dự kiến thu ngân sách 198 tỷ đồng.
139 lô đất nêu trên bao gồm, 25 lô đất tại khu dân cư khu phố Tây Trì, phường 1; 36 khu đất lẻ trên địa bàn; 15 lô đất tại khu dân cư khu phố 1A, phường Đông Lễ; 17 lô đất tại khu dân cư Vĩnh Phước, phường Đông Lương; 16 lô đất tại khu dân cư đường Lý Thường Kiệt, phường 5;…
Bước sang quý 3 và quý 4/2022, thành phố Đông Hà sẽ tổ chức đấu giá 188 lô đất, dự kiến thu ngân sách 300 tỷ đồng.
188 lô đất nêu trên gồm, 30 lô đất hai bên đường Hàn Thuyên, phường Đông Lễ; 30 lô đất khu dân cư Đông kênh N2, phường Đông Lễ; 30 lô đất khu dân cư Tây đường Khóa Bảo; 30 lô đất mở rộng khu dân cư Thanh Niên; 30 lô đất khu dân cư Thanh Niên (giai đoạn 3);…
Trong một diễn biến có liên quan, ngày 27/12/2022, UBND thành phố Đông Hà (tỉnh Quảng Trị) phát đi Công văn số 2616/UBND-QLĐT gửi Sở Xây dựng tỉnh Quảng Trị để cung cấp thông tin về nhà ở và thị trường bất động sản trong quý 4 và cả năm 2022.
UBND thành phố Đông Hà cho biết, nhìn chung thị trường bất động sản quý 4/2022 trên địa bàn thành phố gặp nhiều khó khăn, chưa có chuyển biến tích cực và dự báo sẽ kéo dài sang năm 2023.
Trong quý 4/2022, thị trường bất động sản thành phố trầm lắng tương tự các quý trước đó.
UBND thành phố Đông Hà cho biết thêm, thị trường bất động sản thành phố trong năm 2022 có chiều hướng đi xuống so với năm 2021. Cụ thể, số lượng giao dịch đất nền thành công khi đưa vào đấu giá thấp và giá đấu trúng không chênh lệch nhiều so với giá khởi điểm được thông báo.
Cũng trong năm 2022, Trung tâm phát triển quỹ đất thành phố tổ chức 3 đợt đấu giá quyền sử dụng đất với 53 lô đất thuộc 8 dự án cơ sở hạ tầng, nhưng không có khách hàng tham gia đấu giá.
-
Bất động sản Quảng Trị năm 2023 sẽ vắng bóng giới đầu cơ?
Cơn sốt đất đi qua, giới đầu cơ dần rút lui khiến thị trường bất động sản Quảng Trị nhanh chóng rơi vào giai đoạn trầm lắng. Hiện tỉnh này đang theo dõi chặt chẽ diễn biến của thị trường và thực hiện các biện pháp xử lý kịp thời nhằm hạn chế tình trạng sốt giá và “bong bóng” bất động sản trên địa bàn.
-
Hà Nội yêu cầu công khai danh sách cá nhân bỏ cọc đấu giá đất
UBND TP. Hà Nội yêu cầu các huyện công khai danh sách các cá nhân trả giá cao hơn thị trường để "thổi giá" đất nhưng không nộp tiền. Những người này có thể bị hạn chế tham gia đấu giá.
-
Bộ Xây dựng: Có hiện tượng "cò” thông đồng bỏ cọc đấu giá đất
Theo Bộ Xây dựng, bên cạnh những lợi ích đạt được thì việc đấu giá quyền sử dụng đất thời gian qua cũng đã bộc lộ một số hạn chế, tiêu cực. Trong đó có tình trạng “cò đấu giá” thông đồng, tạo mặt bằng “giá ảo” để thao túng thị trường....
-
Đất đấu giá Phú Thọ đạt 70 triệu đồng/m2
Kết thúc phiên đấu giá đất huyện Phúc Thọ (Hà Nội) chiều ngày 10/9, lô trúng cao nhất đạt gần 70 triệu đồng/m2, cao hơn gần 10 triệu đồng so với mức đỉnh cũ.