Giấy phép xây dựng cấp cho bị can Nghiêm Quang Minh vào năm 2015.
Ngày 11.3.2015, UBND quận Thanh Xuân đã cấp giấy phép cho Nghiêm Quang Minh xây dựng toà nhà riêng lẻ tại số 37, ngách 29/70 phố Khương Hạ, phường Khương Đình là UBND quận Thanh Xuân.
Theo giấy phép xây dựng, công trình nêu trên có diện tích xây dựng (có tầng lửng) là 167,4m2 trên thửa đất 240m2, mật độ xây dựng 70% với 6 tầng (tương đương 20,2 m, không tính tum thang), tầng lửng và tum thang có không gian kỹ thuật.
Đáng nói, dù được cấp phép 6 tầng nhưng chủ đầu tư đã cho xây dựng công trình này lên đến 9 tầng, trên diện tích sàn khoảng trên 200m2. Trong đó, tầng 1 để xe, 8 tầng bố trí các căn hộ để ở. Mỗi tầng được thiết kế với 5 căn hộ có diện tích từ 35 - 56m2 chủ yếu là sinh viên và hộ gia đình sinh sống.
Ngoài xây vượt tầng, công trình này còn có dấu hiệu xây vượt mật độ cho phép.
Sau khi xây dựng xong, toà nhà này trở thành chung cư mini với 45 căn hộ, khoảng 150 người dân sinh sống.
Thông tin từ người dân cho biết, chủ chung cư đã bán các căn hộ tại công trình này, giá bán các căn dao động từ vài trăm triệu đồng đến hơn 1 tỷ đồng, tuỳ diện tích.
Liên quan tới vụ việc, chiều tối 13.9, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TP. Hà Nội đã ra Quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can và Lệnh bắt bị can để tạm giam (04 tháng) đối với Nghiêm Quang Minh (SN: 1979; hiện trú tại Yên Hòa, quận Cầu Giấy, TP. Hà Nội), về tội Vi phạm quy định về phòng cháy chữa cháy theo Điều 313 Bộ luật Hình sự (các quyết định và lệnh này đã được Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp phê chuẩn).
Hiện vụ việc đang được điều tra làm rõ.
Luật sư Trần Tuấn Anh, Giám đốc Công ty Luật Minh Bạch nhấn mạnh, không ai cấp phép cho thửa đất khoảng 200m2, xây tới 9 tầng, có 45 căn hộ.
Tuy nhiên, trong trường hợp này, luật sư cho rằng, trách nhiệm chính vẫn thuộc về chủ nhà. Bởi nếu làm đúng theo giấy phép xây dựng, tuân thủ nghiêm ngặt quy định PCCC thì đã không xảy ra hậu quả khủng khiếp như hôm nay.
Ngoài ra, trách nhiệm sau đó còn ở cơ quan quản lý. Theo luật sư Tuấn Anh, có sự buông lỏng trong quản lý công tác xây dựng. Bởi nếu làm đúng thì không cơ quan nào có thẩm quyền cấp phép cho xây chung cư mini ở ngách nhỏ của Khương Hạ.
“Nếu không có sự bất chấp vì lợi nhuận của chủ nhà, chủ đầu tư, không có sự buông lỏng quản lý về trật tự xây dựng, thẩm định PCCC thì hậu quả đáng tiếc này không xảy ra”, luật sư cho biết.
-
Nóng: Hà Nội tổng kiểm tra, rà soát 100% chung cư mini, nhà trọ trên địa bàn
UBND TP. Hà Nội vừa có Công điện hoả tốc về việc tăng cường công tác phòng cháy, chữa cháy đối với loại hình nhà ở nhiều căn hộ (thường gọi là chung cư mini).
-
Theo chuyên gia pháp lý, việc đề xuất “luật hoá” – cấp sổ hồng cho chung cư mini sẽ biến loại hình này trở thành căn hộ chung cư thông thường, trong khi loại hình này chưa đáp ứng được các yêu cầu về thẩm duyệt PCCC, quy chuẩn thiết kế, nghiệm thu công trình… sẽ tiềm ẩn nhiều rủi ro cho người dân, hạ tầng và thị trường.
-
“Giải vây” cho thị trường bất động sản
Nhiều kiến nghị đã được các chuyên gia đưa ra, hướng đến việc tháo gỡ những điểm nghẽn, giải vây cho thị trường bất động sản thời gian tới.
-
Thủ tục hành chính đất đai sẽ được thực hiện như thế nào khi thu hồi sổ hộ khẩu?
Theo quy định của Luật Cư trú năm 2020, kể từ ngày 1.1.2023 sẽ không còn sử dụng Sổ hộ khẩu, Sổ tạm trú. Việc thực hiện các thủ tục hành chính đất đai sau khi thu hồi sổ hộ khẩu là vấn đề được nhiều người quan tâm....
-
Bất động sản châu Á có thể là điểm sáng trên toàn cầu trong năm 2023
Theo công ty dữ liệu bất động sản Knight Frank, dù vẫn đối mặt với một số thách thức, song khu vực châu Á – Thái Bình Dương có thể vẫn là một trong những “điểm sáng” của nền kinh tế thế giới trong năm 2023....