Theo ông Châu, năm 2018, dự báo nền kinh tế Việt Nam sẽ tiếp tục tăng trưởng ổn định, GDP có thể đạt 6,7%, tăng trưởng tín dụng khoảng 18%, thị trường bất động sản có thể vẫn tiếp tục phục hồi, tăng trưởng và giữ được sự phát triển ổn định. Các phân khúc thị trường và sản phẩm bất động sản sẽ có sự tái cơ cấu lại hợp lý hơn. Trong đó, phân khúc nhà ở vừa túi tiền loại căn hộ 1-2 phòng ngủ có giá bán trên dưới 1 tỷ đồng/căn sẽ tiếp tục giữ vai trò chủ đạo.
Năm nay, cũng là thời điểm Ngân hàng Nhà nước đẩy mạnh tái cấu trúc các tổ chức tín dụng, xử lý nợ xấu theo Nghị quyết 42 của Quốc hội sẽ tạo điều kiện tái khởi động các dự án bất động sản đang là tài sản bảo đảm cho các khoản nợ xấu, sẽ tạo ra nhiều hàng hóa cho thị trường M&A.
Năm 2018, cũng là năm đầu tiên thực hiện Nghị quyết 54 của Quốc hội về thí điểm cơ chế chính sách đặc thù phát triển TP.HCM. Lãnh đạo thành phố đã đưa ra 21 chương trình mục tiêu trọng điểm nhằm thực hiện thành công Nghị quyết 54 của Quốc hội. Trong đó, có Chương trình thực hiện các dự án cải tạo, di dời nhà ven và trên kênh rạch; Chương trình xây dựng lại các chung cư cũ hư hỏng nặng trên địa bàn thành phố gắn với Chương trình chỉnh trang và phát triển đô thị thành phố. Bên cạnh đó, còn có khoảng 1.200 dự án phát triển bất động sản của các doanh nghiệp cũng đang có nhu cầu hợp tác, liên doanh, liên kết với các doanh nghiệp trong nước và nước ngoài.
Tuy nhiên, thị trường bất động sản năm 2018 cũng sẽ phải đối mặt với nhiều thách thức, khó khăn về tài chính - vốn; về quan hệ cung - cầu; tiếp cận quỹ đất đầu tư; thủ tục hành chính. Nhưng trước hết là khó khăn trong tiếp cận nguồn vốn vay tín dụng ngân hàng, do Ngân hàng Nhà nước đang tiếp tục thực hiện lộ trình hạn chế dần nguồn tín dụng vào thị trường bất động sản theo Ngân hàng Nhà nước vừa ban hành Thông tư 19/2017/TT-NHNN ngày 28/12/2017 quy định các giới hạn, tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng, đã cho phép các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được sử dụng nguồn vốn ngắn hạn để cho vay trung hạn và dài hạn theo tỷ lệ tối đa theo lộ trình: (i) Từ ngày 01/01/2018 đến ngày 31/12/2018 là 45%; (ii) Từ ngày 01/01/2019 là 40%.
-
Kiều hối về TP.HCM đạt 10 tỷ USD
Nếu tính lũy kế từ đầu năm 2024 đến nay, tổng lượng kiều hối chuyển về TP.HCM đạt 10,039 tỷ USD, Thời báo Ngân hàng dẫn lời ông Nguyễn Đức Lệnh, Phó giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh TP.HCM....
-
Thủ Đức 2040: Siêu đô thị 9 phân vùng với hơn 21.000 ha
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định 202/QĐ-TTg, phê duyệt đồ án quy hoạch chung thành phố Thủ Đức thuộc TP.HCM đến năm 2040, với mục tiêu trở thành đô thị sáng tạo, dẫn đầu kinh tế khu vực. Quy hoạch chia Thủ Đức thành 9 phân vùng chức năng,...
-
Hàng trăm km đường sắt đô thị tại Hà Nội và TP.HCM sẽ có "bước ngoặt" mới
Hà Nội và TP.HCM đang khẩn trương xây dựng, trình Quốc hội ban hành nghị quyết về cơ chế, chính sách đặc biệt, đặc thù để phát triển mạng lưới đường sắt đô thị.