Các dự án thành phần cao tốc Bắc - Nam đang thiếu nguồn vật liệu thi công
Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết sửa đổi, bổ sung về việc áp dụng cơ chế đặc thù trong cấp phép khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường cung cấp cho Dự án đầu tư xây dựng một số đoạn đường bộ cao tốc trên tuyến Bắc-Nam phía Đông, giai đoạn 2017-2020 (đã khởi công và sắp khởi công).
Về “cơ chế đặc thù” đối với UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi Dự án đường cao tốc đi qua như sau:
Đối với các mỏ khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường (trừ cát, sỏi lòng sông, cửa biển) đã cấp phép, đang hoạt động, còn thời hạn khai thác, được phép quyết định nâng công suất không quá 50% công suất ghi trong giấy phép khai thác (không tăng trữ lượng đã cấp phép) mà không phải lập dự án đầu tư điều chỉnh, đánh giá tác động môi trường (báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc kế hoạch bảo vệ môi trường) hoặc giấy xác nhận hoàn thành công trình bảo vệ môi trường nhưng phải đảm bảo yêu cầu về an toàn lao động, bảo vệ môi trường trong khai thác. Riêng đối với các mỏ đất đắp nền đường được phép nâng công suất theo nhu cầu của Dự án đường cao tốc. Sau khi đã khai thác cung cấp đủ khối lượng cho Dự án đường cao tốc, dừng việc nâng công suất, tiếp tục khai thác theo công suất quy định trong giấy phép khai thác khoáng sản đã cấp.
Đối với khu vực khai thác mới, yêu cầu tổ chức, cá nhân là nhà thầu, nhà đầu tư sau khi đã khai thác đủ khối lượng cung cấp cho dự án đường cao tốc phải thực hiện cải tạo, phục hồi môi trường, đóng cửa mỏ để địa phương quản lý theo quy định của Luật Khoáng sản và pháp luật liên quan. Thực hiện giải pháp triển khai đồng thời các thủ tục hành chính khi cấp phép thăm dò, phê duyệt trữ lượng, cấp quyết định chủ trương đầu tư, các thủ tục khác có liên quan nhằm đẩy nhanh tiến độ giải quyết thủ tục hành chính cấp phép khai thác để sớm có nguồn nguyên liệu cho Dự án cao tốc trọng điểm quốc gia.
Dự án xây dựng một số đoạn đường bộ cao tốc trên tuyến Bắc Nam phía đông giai đoạn 2017-2020 gồm 11 dự án thành phần, trong đó 8 dự án đầu tư công và 3 dự án đầu tư theo phương thức đối tác công tư (PPP).
Trong một hội nghị mới đây, Thứ trưởng Giao thông Vận tải Lê Đình Thọ cho biết, hiện 10 trong số 11 dự án thành phần đạt giá trị sản lượng hơn 8.900 tỷ đồng (25% tổng giá trị hợp đồng).
Tuy nhiên, nhiều dự án có chậm tiến độ do thiếu nguồn vật liệu xây dựng. Chẳng hạn, tuyến Mai Sơn - Quốc lộ 45 cần khoảng 6 triệu m3 khối đất trong khi đó các mỏ đã cấp phép khai thác trên địa bàn chỉ có công suất 1,9 triệu m3/năm. Dự án Cam Lộ - La Sơn cần 1,8 triệu m3 nhưng các mỏ đã cấp phép đang khai thác chỉ cung cấp hơn 400.000 m3.
Cao tốc Phan Thiết – Dầu Giây đoạn đi qua huyện Xuân Lộc đang thiếu khoảng 2,2 triệu m3 đất đắp nền. Để đảm bảo tiến độ dự án, chủ đầu tư đang kiến nghị UBND tỉnh Đồng Nai hỗ trợ rút ngắng thời gian cấp phép khai thác khoáng sản để sớm có nguồn vật liệu thi công.
-
Cao tốc Phan Thiết – Dầu Giây thiếu hàng triệu m3 đất để đắp nền đường
Cao tốc Phan Thiết – Dầu Giây đoạn đi qua huyện Xuân Lộc đang thiếu khoảng 2,2 triệu m3 đất đắp nền. Để đảm bảo tiến độ dự án, chủ đầu tư đang kiến nghị UBND tỉnh Đồng Nai hỗ trợ rút ngắng thời gian cấp phép khai thác khoáng sản để sớm có nguồn vật liệu thi công.








-
Cao tốc Bắc – Nam sắp cán đích tại Hà Tĩnh, Quảng Bình
Cao tốc Bắc – Nam đoạn qua Hà Tĩnh, Quảng Bình đang tăng tốc thi công để có thể thông xe trước dịp lễ 30/4.
-
Trước ngày 15/4, Đồng Nai phải hoàn thành giải phóng mặt bằng cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu
Tại Thông báo số 168/TB-VPCP kết luận của Thường trực Chính phủ về kết quả kiểm tra, đôn đốc của các Đoàn kiểm tra rà soát, tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc liên quan đến các dự án giao thông trọng điểm có kế hoạch hoàn thành năm 2025, Thủ tướng yêu c...
-
Danh sách 15 tuyến cao tốc sẽ hoàn thành trong năm 2025
Cục Đường bộ Việt Nam (thuộc Bộ Giao thông Vận tải) vừa có văn bản số 676/CĐBVN-QLBT gửi đến hàng loạt Ban Quản lý dự án, yêu cầu lên kế hoạch tiếp nhận 15 tuyến cao tốc sau khi hoàn thành xây dựng trong năm nay để tổ chức quản lý, vận hành, khai thá...