Mạng lưới truyền hình toàn cầu của Trung Quốc (CGTN) mới đây đã báo cáo rằng thị trường bất động sản nước này đang trên đà phục hồi khi những người đứng đầu thị trường tỷ dân tiếp tục thực hiện việc nới lỏng các chính sách trong lĩnh vực đóng vai trò là trụ cột cho nền kinh tế quốc gia này.
Lĩnh vực bất động sản bắt đầu bị ảnh hưởng sau khi chính phủ Trung Quốc đại lục khởi động chiến dịch xóa dư nợ vào năm 2020 như một biện pháp để kiểm soát việc vay nợ của các chủ đầu tư mắc nợ lớn. Kể từ đó, đã có những nỗ lực nhằm nới lỏng các chính sách để ổn định ngành này.
Một số bước mà chính phủ Trung Quốc đã thực hiện bao gồm việc cho các ngân hàng cắt giảm khoản vay của họ đến một mức nhất định, thúc giục các ngân hàng đẩy nhanh việc phê duyệt vay thế chấp và nới lỏng tín dụng cho các nhà phát triển cũng như người mua nhà.
Wang Tao, chuyên gia về thị trường bất động sản Trung Quốc tại ngân hàng Thụy Sĩ UBS chỉ ra rằng mặc dù mức tín dụng liên quan đến bất động sản sẽ “thân thiện” hơn trong năm nay, nhưng sẽ không có một biện pháp kích thích quy mô lớn nào được diễn ra.
Điều này đã được nhắc lại bởi Thủ tướng Lý Khắc Cường, người đã có câu nói khiến nhiều người dân Trung Quốc mừng thầm: "Nhà ở là để ở, không phải để đầu cơ”. Ông Lý Khắc Cường cũng chỉ ra rằng những người điều hành đất nước sẽ đưa ra các quy định cụ thể để hỗ trợ sự phục hồi và tăng trưởng hơn nữa đối với lĩnh vực bất động sản.
Trong khi đó, tờ China Daily đã báo cáo rằng tổng mức đầu tư bất động sản thương mại hàng năm ở Trung Quốc Đại lục dự kiến sẽ vượt 300 tỷ nhân dân tệ (47,1 tỷ USD) vào năm 2022.
Tính trong năm 2021, tổng mức đầu tư bất động sản thương mại của Trung Quốc Đại lục đã có sự phục hồi, với tổng khối lượng giao dịch tăng 33% so với năm, đạt mức 273 tỷ nhân dân tệ (42,9 tỷ USD).
Năm nay, khối lượng giao dịch dự kiến sẽ tăng 10% đến 15%, qua đó nâng tổng khối lượng đầu tư bất động sản thương mại vượt ngưỡng 300 tỷ nhân dân tệ, theo công ty dịch vụ tư vấn bất động sản CBRE.
“Khi đất nước đang chuyển đổi sang nền kinh tế sạch, với mục tiêu đạt tính trung hòa carbon và công nghệ có giá trị gia tăng cao, khối lượng đầu tư tư nhân vào các lĩnh vực y sinh học, điện tử và viễn thông, mạch tích hợp, phương tiện năng lượng mới và các ngành sản xuất công nghệ cao khác sẽ tăng tốc. Tất nhiên, lĩnh vực trụ cột như bất động sản sẽ được hưởng lợi”, Xie Chen, trưởng bộ phận nghiên cứu của CBRE Trung Quốc cho biết.
Thượng Hải vẫn là điểm đến được yêu thích nhất trong số các thành phố của Trung Quốc, thu hút hơn 40% tổng vốn đầu tư. Do nguồn cung bất động sản hạn chế tại các khu vực trọng điểm, Bắc Kinh vẫn tiếp tục là một điểm đến phổ biến.
Việc thành lập các quỹ đầu tư bất động sản ở Trung Quốc Đại lục có ý nghĩa quan trọng đối với các nhà đầu tư, vì nó làm tăng tính minh bạch và thanh khoản của thị trường.
-
Làm sao để bán được nhà cho người châu Á?
Với dân số 4,6 tỷ người, tỷ trọng của châu Á trên các thị trường thế giới đã tăng đáng kể trong nửa thế kỷ qua. Kinh tế phát triển nhanh chóng cũng khiến nhà đầu tư tại đây trở thành một trong những khách hàng lớn nhất và quan trọng nhất của thị trường bất động sản quốc tế. Nhưng làm thế nào để chinh phục được nhóm khách hàng này?
-
Chi phí xây dựng đẩy giá bất động sản tăng vọt
Trong năm qua, chi phí xây dựng trung bình của các chủ đầu tư tại một số nước đã tăng 10-12% do chi phí đầu vào cao và nguồn cung nguyên vật liệu bị hạn chế. Chi phí này tăng đột biến đúng vào lúc các chủ đầu tư tiếp tục phải chịu áp lực về nợ và thanh khoản cao trong vòng 2-3 năm qua.
-
Cứ sau 40 ngày, một thành phố có quy mô tương đương Boston được xây dựng ở châu Á
So sánh trên cho thấy quá trình đô thị hóa đang bùng nổ mạnh mẽ tại châu Á và triển vọng tốt đẹp đang ở phía trước đối với thị trường bất động sản khu vực. Nhưng đi kèm với đó là các thách thức hiện hữu liên quan tới phát triển bền vững và bình đẳng trong xã hội.
trên toàn quốc và một số ngân hàng
để hỗ trợ bạn tìm một ngôi nhà phù hợp.

-
Khủng hoảng bất động sản có thể ngăn đà tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc trong cả năm 2024
Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) mới đây đã đưa ra cảnh báo rằng cuộc khủng hoảng bất động sản tại Trung Quốc có thể gây cản trở đà tăng trưởng kinh tế của nước này trong năm 2024.
-
Bất chấp những tín hiệu khởi sắc trên thị trường bất động sản, giới đầu tư nước ngoài vẫn “xa lánh” Trung Quốc
Các nhà đầu tư nước ngoài đã bán ra lượng cổ phiếu có giá trị 23 tỷ nhân dân tệ (3,15 tỷ USD) trong tháng này sau khi đã bán ra kỷ lục trong tháng 8, bất chấp có những dấu hiệu về sự cải thiện của nền kinh tế hàng đầu châu Á....
-
Mặt trái của cuộc khủng hoảng bất động sản tại Trung Quốc: Nhu cầu dùng xi măng giảm, môi trường khí hậu được cải thiện
Cuộc khủng hoảng bất động sản tại Trung Quốc dường như cũng vô tình tạo ra một số điểm tích cực, bao gồm việc bảo vệ môi trường thông qua hình thức giảm thiểu lượng khí thải từ ngành xi măng....