Với dân số 4,6 tỷ người, tỷ trọng của châu Á trên các thị trường thế giới đã tăng đáng kể trong nửa thế kỷ qua. Kinh tế phát triển nhanh chóng cũng khiến nhà đầu tư tại đây trở thành một trong những khách hàng lớn nhất và quan trọng nhất của thị trường bất động sản quốc tế. Nhưng làm thế nào để chinh phục được nhóm khách hàng này?

Động lực to lớn của thị trường bất động sản toàn cầu

Đối với khách hàng châu Á, bất động sản là nơi để ở và để đầu tư, là nơi nương tựa khi về già, là tài sản thừa kế truyền lại cho con cái và là tài sản thế chấp để vay vốn làm ăn. Tóm lại, bất động sản có vai trò vô cùng quan trọng trong đời sống của người châu Á.

Với dân số 4,6 tỷ người, tỷ trọng của châu Á trên các thị trường thế giới đã tăng đáng kể trong nửa thế kỷ qua. Ngày nay, các quốc gia châu Á là nơi sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, đánh bắt, khai thác và công nghiệp hàng đầu thế giới. Kinh tế phát triển mang lại sự giàu có và thịnh vượng cho toàn khu vực, làm sản sinh ra nhiều cá nhân sở hữu khối tài sản ròng có giá trị cao, đặc biệt là tại Trung Quốc, khiến khu vực này trở thành một động lực quan trọng cho sự phát triển của thị trường bất động sản thế giới.

Đặc biệt, các nền kinh tế mới nổi ở Đông Nam Á như Thái Lan, Philippines, Việt Nam, Malaysia và Campuchia đang thu hút sự quan tâm của các nhà đầu tư châu Á khi thị trường này vẫn tương đối sôi động và đa dạng, được hỗ trợ bởi cải cách hành chính và cơ sở hạ tầng mới. Nhà đầu tư tin tưởng vào triển vọng tăng giá trị tại đây trong dài hạn.

Sự thống trị của nhà đầu tư Trung Quốc

Ở phạm vi đầu tư toàn cầu, khách hàng Trung Quốc là nhóm phát triển nhanh nhất so với các quốc gia còn lại ở châu Á. Từ những ngôi nhà sang trọng đến những căn hộ chung cư khiêm tốn, người Trung Quốc chiếm hầu hết các khoản đầu tư bất động sản nước ngoài tại các thành phố lớn trên toàn cầu.

Trung Quốc tự hào vì có nhiều người giàu nhất hành tinh, tài sản cá nhân của họ thậm chí không hề thua kém ngân khố của các quốc gia trung bình. Số lượng người giàu Trung Quốc đang tăng nhanh, điều này càng khiến họ chú ý đến bất động sản tại các quốc gia khác. Theo dự báo của IMR và Bloomberg, Trung Quốc sẽ là động lực tăng trưởng lớn nhất thế giới trong những năm tới, và người mua Trung Quốc ​​sẽ dẫn đầu về việc mua bất động sản trên toàn cầu với sức mua quốc tế vượt qua cả Mỹ.

Nhu cầu của khách hàng châu Á

Có thể chia khách hàng châu Á thành ba nhóm theo nhu cầu sở hữu bất động sản. Đó là người châu Á sống ở nước ngoài và muốn mua bất động sản tại nơi họ định cư; người châu Á ở trong nước nhưng muốn mua bất động sản ở nước ngoài; và ngươi châu Á mua bất động sản trong nước. Họ thường tìm kiếm những nơi mang lại phong cách sống hấp dẫn, các cơ hội giáo dục và đầu tư nhập cư.

So với mua bất động sản trong nước, rót tiền vào các căn nhà ở nước ngoài thường là một quá trình kéo dài. Khách hàng châu Á thường gặp phải rào cản ngôn ngữ, quy định và thuế từ một số quốc gia liên quan đến người mua nước ngoài và thiếu thông tin về thị trường. Ở một số quốc gia, những người không cư trú (nhóm khách hàng châu Á thứ hai) chỉ có thể mua các công trình xây dựng mới như căn hộ và chung cư thay vì bất động sản đất nền, vì luật pháp địa phương không cho phép hoặc yêu cầu họ phải nhận được sự đồng ý của các chính quyền. Để giải quyết các vấn đề này, nhà đầu tư châu Á thường thông qua các công ty tư vấn và môi giới chuyên nghiệp.

Khách hàng châu Á tìm kiếm bất động sản như thế nào?

Người châu Á là người hâm mộ cuồng nhiệt của Internet và đã tận dụng Internet cho hầu hết các khía cạnh của cuộc sống, bao gồm cả việc tìm kiếm các cơ hội bất động sản ở nước ngoài.

Trung Quốc đứng đầu trong các quốc gia có nhiều người sử dụng Internet nhất do sự phát triển kinh tế nhanh chóng và khuynh hướng ưa thích công nghệ. Hơn 904 triệu trong tổng số 1,38 tỷ dân số tại đây sử dụng mạng Internet. Các thị trường có nhiều người dùng Internet khác tại châu Á gồm Ấn Độ (636 triệu người/năm), Indonesia (144,2 triệu người/năm).

Hầu hết khách hàng châu Á ngày nay sẽ tìm hiểu trên mạng trước khi trao đổi với người bán và thông tin trên mạng sẽ tạo ra ấn tượng đầu tiên của họ về bất động sản. Điều này có nghĩa là người bán sẽ phải nắm bắt công nghệ để tiếp cận với người mua châu Á.

  • Nỗi lo phía sau "thị thực vàng" châu Âu

    Nỗi lo phía sau "thị thực vàng" châu Âu

    Theo báo Le Figaro, việc giấy phép cư trú hoặc hộ chiếu được cấp cho các nhà đầu tư giàu có đang bị dư luận châu Âu cáo buộc là hành động khuyến khích tham nhũng và rửa tiền.

Lam Vy (Juwai)
  • Facebook
  • Chia sẻ
  •   Lưu tin
  •   Báo cáo

    Báo cáo vi phạm
     
  • Bất động sản châu Á trở lại mạnh mẽ trong nửa cuối năm 2024

    Bất động sản châu Á trở lại mạnh mẽ trong nửa cuối năm 2024

    Sau khi trải qua năm 2023 đầy thử thách với lãi suất cao, sự phục hồi yếu hơn dự kiến ở Trung Quốc đại lục và căng thẳng địa chính trị đè nặng lên hoạt động cho thuê và đầu tư, thị trường bất động sản Châu Á Thái Bình Dương đã sẵn sàng cho nửa cuối n...

  • Bất động sản châu Á đang ở đâu?

    Bất động sản châu Á đang ở đâu?

    Ngành bất động sản châu Á đang phải đối mặt với nhiều thách thức đa dạng khi tình hình kinh tế và địa chính trị bấp bênh cũng như mối đe dọa biến đổi khí hậu ngày càng gia tăng. Tuy nhiên, triển vọng của thị trường này lại vượt trội so với phần còn l...

  • Ngành xây dựng châu Á tiếp tục gặp khó do thiếu lao động và lãi suất cao

    Ngành xây dựng châu Á tiếp tục gặp khó do thiếu lao động và lãi suất cao

    Theo báo cáo thị trường của công ty tư vấn xây dựng toàn cầu Linesight công bố vào ngày 21/03, tình trạng thiếu lao động lành nghề và lãi suất tăng trong thời gian dài tiếp tục ảnh hưởng đến triển vọng tăng trưởng của ngành xây dựng khu vực vào năm 2...

 
Mọi ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc liên quan đến thị trường bất động sản xin gửi về địa chỉ email: [email protected]; Đường dây nóng: 0942.825.711.