Ngày 25/04, công ty này cho biết đang phải đối mặt với 1.317 vụ kiện với tổng số tiền yêu cầu bồi thường khoảng 312,4 tỷ Nhân dân tệ (45,1 tỷ USD). Nhiều vụ kiện đến từ các nhà xây dựng và nhà cung cấp vật liệu yêu cầu thanh toán.
Evergrande cũng tiết lộ rằng tính đến cuối tháng 2, họ đã không thể thanh toán khoản nợ khoảng 237 tỷ Nhân dân tệ, chưa bao gồm trái phiếu trong và ngoài nước, đồng thời đã quá hạn thanh toán các thương phiếu có tổng trị giá 247,9 tỷ Nhân dân tệ.
Ngoài ra, tính đến cuối tháng 3, công ty đã có 154 tài sản đóng băng tài sản tại các chi nhánh địa phương.
Chiến lược tăng cường huy động vốn tích cực đã khiến Evergrande trở thành một trong những nhà phát triển bất động sản hàng đầu của Trung Quốc trong những năm 2000. Nhưng tài chính của công ty dần chững lại sau khi Bắc Kinh bắt đầu siết chặt lĩnh vực bất động sản vào mùa hè năm 2020 bằng cách hạn chế vay ngân hàng đối với các công ty bất động sản.
Evergrande đã quyết định tái cấu trúc bằng cách sắp xếp một cuộc xử lý nợ với chính quyền địa phương. Họ cho biết trong tháng này rằng một số chủ nợ đã ký vào kế hoạch tái cơ cấu khoản nợ nước ngoài của công ty.
Evergrande đã đạt được một số tiến bộ trong việc tái cơ cấu nợ. Nhưng nhà phát triển cần đầu tư đáng kể để tiếp tục hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh bất động sản chính của công ty và việc tìm kiếm nhà tài trợ mới vẫn là một thách thức.
Bước sang ngày 27/04, Evergrande cho biết sé gia hạn thời gian hoàn thành đề xuất tái cơ cấu nợ đến ngày 18/05, với sự đồng thuận từ 77% chủ sở hữu các khoản nợ loại A và 30% chủ sở hữu các khoản nợ loại C.
Trong khi một số chủ nợ lớn đã đồng ý ủng hộ đề xuất tái cơ cấu thì những người khác lại mong muốn cắt đứt quan hệ với công ty “Chúa Chổm” này. Họ cho rằng các đề xuất tái cơ cấu của Everngrande chưa thực sự ấn tượng, thậm chí là phức tạp và không hấp dẫn.
Trong bảng điều khoản tái cơ cấu nợ dài gần 200 trang của Evergrande được công bố vào tháng 3, các chủ nợ được cung cấp tùy chọn hoán đổi tất cả các khoản nắm giữ của họ thành các trái phiếu mới có thời hạn từ 10 đến 12 năm, hoặc thành các tổ hợp trái phiếu mới khác nhau có kỳ hạn từ 5 đến 9 năm và các công cụ liên kết với vốn chủ sở hữu.
-
“Bom nợ” China Evergrande đạt điều khoản tái cơ cấu khoản nợ hàng tỷ USD
China Evergrande Group, từng là một trong những nhà phát triển lớn nhất của Trung Quốc và cũng là “bom nợ” lớn nhất ngành bất động sản, đã trình bày chi tiết kế hoạch tái cấu trúc trị giá hàng tỷ USD, trong đó kêu gọi các chủ nợ nước ngoài hoán đổi khoản nợ của họ đổi lấy lượng cổ phần mới.
-
Tòa án Hồng Kông ra lệnh giải thể tập đoàn bất động sản mắc nợ nhiều nhất thế giới China Evergrande
Một tòa án ở Hồng Kông ngày thứ Hai 29/1 đã ra lệnh thanh lý tập đoàn bất động sản khổng lồ China Evergrande Group, một động thái có thể gây ra những làn sóng tác động đến thị trường tài chính đang xuống dốc của Trung Quốc khi các nhà hoạch định chín...
-
Từ Country Garden tới China Evergrande, cuộc khủng hoảng bất động sản tại Trung Quốc đang diễn ra như thế nào?
Việc hàng loạt công ty bất động sản, bao gồm cả những ông lớn như China Evergrande hay Country Garden, rơi vào cảnh nợ nần đang khiến ngành bất động sản Trung Quốc, lĩnh vực chiếm tỷ trọng lớn của nền kinh tế nước này, đối mặt nhiều khó khăn....
-
Các công ty bất động sản tư nhân của Trung Quốc đứng trên núi nợ 390 tỷ USD
Theo một ước tính từ Gavekal Research, các hóa đơn chưa thanh toán từ các nhà phát triển tư nhân Trung Quốc có tổng trị giá 390 tỷ USD, một mối đe dọa lớn đang rình rập nền kinh tế.