Mới đây, Công ty CP Xi măng Bỉm Sơn (Mã: BCC) vừa có thông báo chốt quyền trả cổ tức năm 2021 bằng tiền mặt. Ngày giao dịch không hưởng quyền là 24/10.
Với tỷ lệ thực hiện 5%, tức một cổ phiếu được nhận 500 đồng cùng hơn 123 triệu cổ phiếu đang lưu hành, ước tính Xi măng Bỉm Sơn sẽ chi hơn hơn 61 tỷ đồng để hoàn tất đợt trả cổ tức. Thời gian thanh toán dự kiến vào ngày 25/10.
Được biết, doanh thu hợp nhất trong năm 2021 của Xi măng Bỉm Sơn đạt 4.330 tý đồng, lợi nhuận sau thuế ở mức 107 tỷ đồng. Như vậy, mặc dù tình hình kinh doanh đi xuống nhưng doanh nghiệp này vẫn chi hơn một nửa lợi nhuận trong năm 2021 để trả cổ tức.
Xi măng Bỉm Sơn chi hơn 61 tỷ đồng trả cổ tức năm 2021 với tỷ lệ 5%
Về tình hình kinh doanh, do ảnh hưởng của biến động thế giới, giá than nhiệt điện đã tăng nhanh chóng, dẫn đến việc chi phí sản xuất của nhiều nhóm vật liệu xây dựng như xi măng tăng mạnh.
Theo đó, trong BCTC quý 2 vừa mới công bố, Xi măng Bỉm Sơn ghi nhận tổng doanh thu thuần giảm 4,5% xuống 1.134 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế giảm 42% xuống 52 tỷ đồng.
Lũy kế 6 tháng đầu năm, doanh thu của Xi măng Bỉm Sơn đạt 2.317 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế ở mức 120,7 tỷ đồng, lần lượt tăng 3,1% và 24,6% so với cùng kỳ.
Doanh nghiệp này cho biết, do doanh thu và chi phí của hoạt động bán hàng cùng chi phí quản lý doanh nghiệp lớn hơn mức giảm của giá vốn hàng bán và chi phí tài chính trong kỳ, kéo theo lợi nhuận của Xi măng Bỉm Sơn giảm.
Tính đến 30/6, tổng tài sản của công ty ghi nhận hơn 4.215 tỷ đồng, chiếm 71,3% là tài sản cố định, hàng tồn kho đạt 464,6 tỷ đồng, các khoản phải thu ngắn hạn đạt 350 tỷ đồng, tăng 187,7% so với đầu kỳ, phần lớn là phải thu từ khách hàng.
Năm 2022, Xi măng Bỉm Sơn đặt mục tiêu đẩy nhanh việc thực hiện xin cấp giấy phép khai thác mỏ đá vôi Yên Duyên mở rộng để đảm bảo nguồn nguyên liệu lâu dài. Bên cạnh đó, Công ty sẽ hoàn thành lắp đặt tuyến vận chuyển xi măng từ nhà máy nghiền xi măng 1,2 và 3 đến các silo chứa để tối ưu quá trình nghiền và xuất hàng.
Trong báo cáo mới đây của Chứng khoán KBVS, đơn vị này cho rằng các nhóm ngành được hưởng lợi từ yếu tố đầu tư công bao gồm nhóm hưởng lợi trực tiếp như vật liệu xây dựng, thi công và nhóm hưởng lợi gián tiếp như bất động sản, bất động sản khu công nghiệp.
Theo đó, nhóm xi măng hưởng lợi từ yếu tố này nhưng không quá hấp dẫn. Cụ thể, các doanh nghiệp như Xi măng Hà Tiên và Xi măng Bỉm Sơn là 2 doanh nghiệp được quan tâm.
Trên thị trường chứng khoán, trong phiên giao dịch ngày 4/10, giá cổ phiếu BCC của Xi măng Bỉm Sơn đang ở mức 11.500 đồng/cp, giảm tới 45% so với thị giá tại thời điểm đầu năm.
-
Xi măng Long Sơn chạy lò dây chuyền mới, nâng công suất 10,5 triệu tấn/năm
Dự án dây chuyền Xi măng Long Sơn 4 có công suất 2,3 triệu tấn xi măng/năm chính thức đi vào vận hành, nâng tổng công suất lên 10,5 triệu tấn/năm.
-
Triển vọng ngành xi măng cuối năm 2024: Tín hiệu phục hồi nhờ hưởng lợi từ loạt dự án trọng điểm phía Nam
Ngành xi măng đang cho thấy dấu hiệu phục hồi sau thời gian dài đối mặt với nhiều khó khăn. Động lực tăng trưởng đến từ sự cải thiện trong nhu cầu nội địa và các biện pháp tiết giảm chi phí sản xuất của doanh nghiệp. Tuy nhiên, tình trạng dư cung và ...
-
Khoản đầu tư hơn 3.000 tỷ của công ty xi măng lớn nhất Việt Nam nguy cơ mất vốn
Theo Thanh tra Bộ Tài chính, khoản đầu tư của Tổng Công ty Xi măng Việt Nam vào một số công ty tiềm ẩn rủi ro mất vốn, khi phải trích lập dự phòng hơn 3.000 tỷ đồng.
-
Kinh doanh thua lỗ, Xi măng Bỉm Sơn nêu biện pháp khắc phục cổ phiếu bị cảnh cáo
Với việc thua lỗ thêm 25 tỷ đồng trong quý 3/2024, lợi nhuận sau thuế chưa phân phối của Xi măng Bỉm Sơn tính đến ngày 30/9 là âm 245 tỷ đồng.