Theo số liệu thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa sang thị trường Singapore trong tháng 5/2023 đạt gần 365 triệu USD, tăng 16,8% so với tháng trước đó. Tính chung 5 tháng đầu năm, xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường này đạt 1,6 tỷ USD, giảm 11,4% so với cùng kỳ năm 2022.
Singapore chi hơn 39 triệu USD để nhập khẩu mặt hàng này của Việt Nam trong tháng 5/2023
Đáng chú ý trong tháng 5, xuất khẩu sắt thép của Việt Nam sang Singapore tăng đột biến với mức tăng mạnh nhất trong số các loại hàng hóa xuất khẩu.
Cụ thể, xuất khẩu sắt thép các loại sang Singapore mang về gần 40 triệu USD, tăng mạnh tới 12.870% so với tháng 4/2023. Tuy nhiên, sau 5 tháng, xuất khẩu sắt thép sang thị trường này chỉ đạt hơn 40,8 triệu USD do các tháng trước đó giao dịch với số lượng rất ít, kim ngạch xuất khẩu giảm 70% so với cùng kỳ.
Trong khi đó, xuất khẩu sắt thép các loại của cả nước trong tháng 5 đạt hơn 1,1 triệu tấn, đạt kim ngạch hơn 931 triệu USD, tăng 16,4% về lượng và tăng 14,5% về trị giá so với tháng trước đó. Tính chung trong 5 tháng đầu năm, xuất khẩu thép đạt hơn 4,3 triệu tấn, mang về hơn 3,4 tỷ USD, tăng 10,4% về lượng nhưng lại giảm 15,9% về kim ngạch do giá xuất khẩu giảm so với cùng kỳ.
Hiện tại, Việt Nam xuất khẩu sắt thép sang 30 thị trường. Trong đó, ASEAN là thị trường xuất khẩu lớn nhất, chiếm tỷ trọng 36,38%, xếp sau là EU với 24,15%, Mỹ là 7,55%.
Tại thị trường nội địa, tình hình sản xuất và tiêu thụ trên thị trường đã có nhiều cải thiện đáng kể. Theo số liệu của Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA), sản xuất thép thành phẩm trong tháng 5 đạt 2,2 triệu tấn, tăng 2,3% so với tháng trước. Bán hàng thép các loại đạt hơn 2,3 triệu tấn, tăng 13,6% so với tháng 4 và là mức tốt nhất từ đầu năm đến nay.
Tổng sản lượng sản xuất thép thành phẩm 5 tháng đầu năm của cả nước đạt hơn 11 triệu tấn, giảm 22% so với cùng kỳ năm ngoái. Bán hàng thép các loại đạt 10,4 triệu tấn, giảm 19,3%, trong đó xuất khẩu thép đạt hơn 3,1 triệu tấn, tăng 2,6% so với cùng kỳ năm 2022.
Với những tín hiệu tích cực trên thị trường, các chuyên gia kỳ vọng khó khăn của ngành thép sẽ giảm bớt trong giai đoạn cuối năm, bởi đây là giai đoạn nhu cầu tăng cao khi các công trình xây dựng gấp rút đẩy nhanh tiến độ. Bên cạnh đó, triển vọng đầu tư công vẫn sẽ hỗ trợ nhu cầu thụ sắt thép trong nước.
-
Một mặt hàng của Việt Nam khiến Mỹ mạnh tay chi 2 tỷ USD để gom phục vụ nhu cầu trong nước
4 tháng đầu năm 2023, kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ sang thị trường Mỹ đạt 2 tỷ USD, giảm 39,5% so với cùng kỳ năm 2022. Thời gian tới, nhu cầu nhập khẩu của Mỹ có thể tiếp tục sụt giảm trước những ảnh hưởng từ lạm phát và suy thoái kinh tế tại quốc gia này.
-
4 tháng đầu năm 2023, Việt Nam đã xuất khẩu 3,26 triệu tấn sắt thép các loại với trị giá hơn 2,52 tỷ USD, tăng 0,6% về lượng nhưng 23% về kim ngạch so với cùng kỳ.
-
Các nhà sản xuất thép lớn trong nước có thể giành thêm thị phần nhờ vụ điều tra bán phá giá thép Trung Quốc
Năm 2025, MBS cho rằng thị phần của các doanh nghiệp thép lớn trong nước có thể cải thiện nhờ sự đóng góp của thuế. chống bán phá giá.
-
Diễn biến mới vụ điều tra bán phá giá thép Trung Quốc, tin vui sắp đến với các nhà sản xuất thép lớn trong nước?
Cơ quan điều tra đã ban hành bản câu hỏi điều tra cho các nhà sản xuất trong nước và các nhà nhập khẩu, để thu thập các thông tin, số liệu phục vụ cho vụ việc áp dụng biện pháp chống bán phá giá đối với một số sản phẩm thép cán nguội dạng cuộn hoặc t...
-
Là quốc gia sản xuất thép lớn nhất thế giới, nhập khẩu quặng sắt của Trung Quốc có thể đạt mức cao kỷ lục năm 2025
Lượng nhập khẩu nguyên liệu chính để sản xuất thép của Trung Quốc có thể tăng từ 10 - 40 triệu tấn, đạt mức tối đa 1,27 tỷ tấn trong năm 2025, cao hơn con số kỷ lục dự kiến vào năm 2024.