Trong bài viết trả lời 15 câu hỏi chất vấn của câu lạc bộ BĐS Hà Nội về thị trường VĐS Việt Nam, TS Alan Phan có nhắc tới một vài nhân tố điển hình "ăn nên làm ra" trong thời kỳ khủng hoảng BĐS: "Tôi nhận thấy có những đại gia “thật lớn” của BĐS đã phát triển mạnh trong khủng hoảng này. Bầu Đức của HAGL chọn giải pháp “xuất ngoại” khi bán tháo BĐS tại Việt Nam và đem tiền đổ vào Lào và Myanmar. Ngài Vượng của Vincom đạt được danh tỷ phú đô la với phân khúc trung tâm thương mại cao cấp trong thời bão táp. Mr. Quang của Nam Long thì thành công với vốn ngoại và mô hình EHome cho phân khúc trung lưu. Các trường hợp phát triển như anh Thìn Đất Xanh hay anh Đực Đất Lành là những thí dụ khác".
Tuy nhiên, khi nhận định về quan điểm "Nên để thị trường BĐS rơi tự do" của TS Alan Phan, không đồng tình cũng không bác bỏ, những đại gia BĐS này có những cái nhìn khác.
Chỉ cần 30% doanh nghiệp tồn tại, đủ để hồi sinh thị trường BĐS
Ông Nguyễn Văn Đực - GĐ Công ty TNHH Địa ốc Đất Lành cho biết, những ngày qua ông theo dõi khá kỹ cuộc tranh luận giữa TS Alan Phan và giới bất động sản Hà Nội.
Theo ông, quan điểm “nên để thị trường bất động sản rơi tự do” của TS Alan Phan rất nguy hiểm bởi doanh nghiệp phá sản không những mất mát tài sản của doanh nghiệp mà còn mất tài sản của các ngành nghề khác, các ngân hàng. Nghiêm trọng là nhiều người dân đã đóng tiền nhưng không đến được căn hộ đang dở dang vì không thể sử dụng được.
Ông Nguyễn Văn Đực - GĐ Công ty TNHH Địa ốc Đất Lành.
Nếu để thị trường bất động sản “rơi tự do” sẽ không thể tạo nên một cú hích để dừng lại và hồi sinh. Cần xác định cho “rơi” ở phân khúc nào, cần phải hỗ trợ phân khúc nào, chứ không để “rơi tự do” hàng loạt, rồi chết hàng loạt.
Trước đề xuất của TS Alan Phan về việc mời ông tham dự buổi đối thoại tri thức giữa các thành viên của câu lạc bộ, TS Alan Phan và ban tổ chức gồm các chuyên gia kinh tế và bất động sản. Ông Đực hồ hởi: “Tôi luôn sẵn sàng tham gia buổi trò chuyện đó. Không phải chất vấn nhau mà trò chuyện để cùng tháo gỡ khó khăn cho nền kinh tế nói chung và thị trường bất động sản nói riêng".
Còn về câu chuyện có nên giải cứu thị trường bất động sản hay không, ông Đực cho rằng “Chính phủ rót 30.000 tỷ đồng qua ngân hàng thương mại để tháo gỡ khó khăn cho địa ốc là hoàn toàn phù hợp với khả năng của Nhà nước và cân đối tài chính với các ngành nghề khác. Tuy nhiên 30.000 tỷ này chỉ như muối bỏ bể, nhưng nó cũng được coi là ngọn lửa hồi sinh cho thị trường”.
Một giải pháp đã được ông Đực đề nghị từ hơn 2 năm trước: “Không cần và không thể cứu BĐS bằng tiền, mà là bằng thủ tục. Đó là “cởi trói”, giảm thiểu thủ tục, nhanh chóng giải quyết các “đơn xin” và cho doanh nghiệp thực hiện căn hộ nhỏ, vừa với khả năng mua của người dân, để không có hàng tồn kho như núi hiện nay.
Hiện nay, Nhà nước chỉ cho xây trên 45m2 bằng cách chia nhỏ căn hộ lớn. Ông Đực đánh giá đây thực sự là liều thuốc cuối cùng để cứu BĐS. Tuy vậy nó chưa đủ mạnh để doanh nghiệp hồi sinh và một số doanh nghiệp sẽ phải chết. Chừng 30% doanh nghiệp tồn tại đủ để hồi sinh bất động sản và nhiều ngành kinh tế khác.
"Tôi không ủng hộ "giải cứu" doanh nghiệp BĐS"
Ông Lương Trí Thìn, Chủ tịch HĐQT Đất Xanh Group cho rằng: Tranh luận giữa ông Alan Phan và Câu lạc bộ Bất động sản Hà Nội chỉ mang yếu tố cá nhân, ông không bình luận nhiều. Nhưng ông Thìn nhận xét ai cũng có cái đúng của mình dựa trên từng cá nhân cụ thể.
Bài toán có nên giải cứu thị trường bất động sản hay không? Ông Thìn cho rằng không phải ở đây giải cứu thị trường bất động sản mà đây là một chiến lược “giải cứu” cả hệ thống kinh tế.
Nợ xấu ngân hàng chủ yếu nằm ở các doanh nghiệp bất động sản. Nếu giải quyết được bài toán bất động sản sẽ tháo gỡ được khó khăn cho cả hệ thống kinh tế cũng như các ngành nghề khác.
Với 30.000 tỷ đồng Chính phủ “bơm” vào thị trường bất động sản để cho cán bộ công nhân viên, những người có thu nhập thấp mua nhà được xem là giải pháp hữu hiệu nhất hiện nay để mọi người có thể mua nhà, bất động sản tồn đọng được giải quyết, nợ xấu ngân hàng được thanh toán… Đây là việc hỗ trợ người dân có nhà, không phải giúp doanh nghiệp bất động sản. Ông Thìn cho rằng “Tôi không ủng hộ việc hỗ trợ cho doanh nghiệp bất động sản mà nên hỗ trợ trực tiếp cho người mua nhà”.
Theo ông Thìn không chỉ bây giờ mới cần “bơm” mà ở mọi thời điểm nhà nước nên hỗ trợ nhân dân mua nhà bằng vốn vay lãi suất thấp. “Tôi nghĩ không phải chỉ 30.000 tỷ đồng lúc này mà còn phải lên đến 60 nghìn tỷ đồng hoặc hơn nữa, trong mọi bối cảnh để người dân có thể mua được nhà”.
-
Giá thuê bất động sản cao cấp đã tăng 5,1% trong năm 2012
CafeLand - Theo báo cáo chỉ số giá thuê bất động sản cao cấp toàn Knight Frank vừa công bố, giá thuê bất động sản cao cấp tại các thành phố cửa ngõ trên thế giới đã tăng 5,1% trong năm 2012.
-
Hiến kế giải cứu thị trường bất động sản
CafeLand - Trong thời gian qua, chúng ta thấy bàn nhiều về cách thức để tháo gỡ ngòi nổ bất động sản. Rất nhiều giải pháp giải cứu bất động sản được đưa ra. CafeLand xin giới thiệu bài viết liên quan đến vấn đề này nhằm cung cấp cho độc giả một cái nhìn đa chiều về các giải pháp giải cứu bất động sản. <br/br>
-
Có “cửa” nào cho Tràng Tiền Plaza?
Lần mở cửa trở lại này Tràng Tiền Plaza có tới bốn năm để chuẩn bị. Một khoảng thời gian đủ dài cho những tính toán kín kẽ. Còn lúc này thị trường sẽ có một màn chào hỏi không mấy dễ chịu… <br/br>