Chuột Mickey, Mèo con Hello Kitty và gạch Lego sắp sửa có “nhà mới” ở khu vực châu Á trong vài năm tới khi mà thu nhập sau thuế của tầng lớp nhà giàu mới kích thích xu hướng xây dựng công viên chủ đề phục vụ giải trí.

Disney bắt đầu cho động thổ dự án trị giá 3,6 tỉ USD ở thành phố Thượng Hải (Trung Quốc); Legoland có kế hoạch mở một công viên chủ đề ở Johor (Malaysia) trong năm 2012; còn Sanrio của Nhật Bản sẽ khánh thành công viên Mèo con Hello Kitty của công ty ở miền Đông Trung Quốc năm 2014. Tuy nhiên, đó mới chỉ là những tên tuổi lớn trên thế giới. Một loạt các công viên chủ đề nhỏ hơn, kỳ quặc hơn đã bắt đầu bất ngờ mọc lên, bao gồm công viên ở Trung Quốc dành cho ứng dụng Angry Birds của smartphone và game trực tuyến World of Warcraft. Người dân châu Á đang ngày càng giàu lên và có nhu cầu tiêu tiền thoải mái vào những dịch vụ như du lịch hay giải trí, trong đó một phần là những công viên chủ đề.


Sự phát triển của công nghiệp giải trí hình thành đúng lúc những nhà thầu và đầu tư công viên chủ đề đang "thất nghiệp" ở châu Âu và Mỹ. Theo số liệu của Công ty tư vấn Aecom, số du khách tìm đến công viên chủ đề trong năm 2010 ở châu Âu và Mỹ chỉ tăng 1,9%, trong khi con số đó ở châu Á là 7,3%. Còn theo đánh giá của Pricewaterhouse Coopers, thị trường châu Á có giá trị 8,5 tỉ USD vào năm 2012, so với 6,4 tỉ USD năm 2007.


Châu Á đã có một nhóm những công viên chủ đề kinh doanh thành công trong nước và là khu vực phát triển nhanh nhất trên thế giới về công nghiệp giải trí. Con số du khách mua vé vào chơi Công viên Đại Dương của Hồng Công đã tăng lên 6% trong năm 2010, bất chấp sự đe dọa của “người khổng lồ” Disney.



Disneyland của Hồng Công; Công viên chủ đề ở tỉnh Vân Nam (Trung Quốc) với "Vương quốc người lùn".

Thành công của Lotterworld và Everland ở Hàn Quốc (cả hai đều tăng trưởng hai con số trong năm 2010) chắc chắn là một trong những lý do kích thích Universal Studios cho mở cửa công viên lớn nhất của mình tại xứ sở kim chi trong năm 2014. Và OCT Parks China với khoảng 20 công viên chủ đề hy vọng thu hút 20 triệu khách mỗi năm, bao gồm điểm đến giải trí nổi tiếng nhất là OCT East ở Shenzhen. Kelly Willis - người thiết kế điểm thu hút du khách Toy Story Land sẽ mở cửa ở Hồng Công Dineyland trong tháng 11/2011 - cho biết ông dám chắc những cơ hội chụp ảnh cũng là một yếu tố thu hút khách mua vé vào những công viên chủ đề.


Tuy nhiên, chính quyền Trung Quốc xem ra có vẻ thận trọng trước sự sinh sôi nảy nở bất ngờ của những công viên chủ đề mới. Vào tháng 8-2011, ủy ban Cải cách và Phát triển quốc gia của Trung Quốc đã ra lệnh cấm xây dựng những công viên mới. Điều này ảnh hưởng đến những dự án đã được chính quyền địa phương phê duyệt và tổng số tiền đầu tư hơn 500 triệu NDT (khoảng 78 triệu USD) hay hơn 20 hecta đất.


Nhưng Chris Yoshii ở Aecom cho rằng, lệnh cấm của Trung Quốc chủ yếu tập trung làm giảm bớt sự đầu cơ bất động sản hơn là làm chậm đi sự tăng trưởng của việc xây dựng công viên chủ đề. Lệnh cấm này cũng sinh ra khi Bắc Kinh đang đối mặt với sức ép phải giải quyết những món nợ của chính quyền địa phương tích tụ lại do chi tiêu vào một số dự án xây dựng ở địa phương mà đôi khi bao gồm cả những công viên chủ đề. Yoshii mong muốn sự kiểm soát chặt chẽ của chính quyền Trung Quốc sẽ không tác động đến những dự án quốc tế như là Thượng Hải Disney và Hello Kitty Land
Theo T.M (CAND)
  • Facebook
  • Chia sẻ
  •   Lưu tin
  •   Báo cáo

    Báo cáo vi phạm
     
 
Mọi ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc liên quan đến thị trường bất động sản xin gửi về địa chỉ email: [email protected]; Đường dây nóng: 0942.825.711.