Sa thải bất ngờ
Vợ chồng Hoàng Dũng (28 tuổi) và Vy Vy (26 tuổi) mất cả tháng trời vẫn chưa thể tìm được chủ mới cho căn hộ mua vào đầu năm ngoái.
Cả hai vợ chồng đều làm trong một công ty công nghệ. Trong đó, Hoàng Dũng làm kỹ sư phần mềm và Vy Vy làm nhân viên Marketing. Tổng thu nhập của hai vợ chồng mỗi tháng là 70 triệu đồng.
Năm 2022, đúng lúc giá nhà tăng cao, vợ chồng Dũng quyết định mua một căn hộ trị giá khoảng 4 tỉ đồng. Bao nhiêu tiền tích góp chỉ đủ để trả 20% đặt cọc và các loại chi phí khác, tương đương khoảng 800 triệu đồng và 80% còn lại là vay ngân hàng trong 20 năm với lãi suất 12%. Hàng tháng cả hai phải trả nợ cho căn nhà là hơn 35 triệu đồng.
Vay quá 50% giá trị căn nhà khiến vợ chồng Dũng - Vy chật vật trả nợ - Ảnh minh họa.
Tuy nhiên, vợ chồng Dũng nghĩ với tổng thu nhập của hai vợ chồng hiện tại thì việc trả nợ 35 triệu đồng cũng không quá khó khăn.
Mua nhà xong lại phải đầu tư nội thất, trang trí cho căn hộ mà tiền lúc này đã cạn, nên vợ chồng Dũng quyết định mua bằng thẻ tín dụng, chấp nhận trả lãi cao hàng tháng để trang trí cho ngôi nhà theo phong cách nghỉ dưỡng.
Vẫn giữ quan điểm, vợ chồng Dũng cho rằng đi làm đã vất vả rồi, có một ngôi nhà đẹp để mỗi khi trở về cảm thấy được thư giãn, nạp năng lượng để tiếp tục “cày cuốc”, nên mỗi tháng trả nợ thêm vài triệu đồng cũng không sao. Bởi thu nhập của cả hai sau khi trừ hết các khoản nợ vẫn còn hơn 30 triệu đồng để thoải mái chi tiêu.
Tuy nhiên điều không mong đợi bất ngờ ập tới, khi Vy đang mang bầu ở tháng thứ 8 chuẩn bị nghỉ sinh và nhận chế độ thai sản thì công ty thông báo sa thải. Dũng dù vẫn giữ được công việc nhưng luôn lo lắng vì có thể bị sa thải bất cứ lúc nào.
Dũng nhanh chóng vừa làm, vừa tìm một công việc khác nhưng để tìm được công việc đã khó, đòi hỏi thu nhập cao hơn công việc cũ lại càng khó hơn. Trong khi đó, vợ đã cận kề ngày sinh, lại đứng trước nỗi lo phải trả nợ hàng tháng. Thu nhập 40 triệu đồng/tháng của Dũng làm sao có thể vừa trả các khoản nợ, vừa lo cho gia đình.
“Ngây thơ” trong quản lý tài chính
Chị Vũ Uyên cho rằng nhiều người đang rơi vào trường hợp "ngây thơ" trong quản lý tài chính.
Chia sẻ về trường hợp này, chị Vũ Uyên - người có hơn 10 năm kinh nghiệm tư vấn tài chính cá nhân và tư vấn chiến lược truyền thông cho doanh nghiệp tại Úc nhận định, hiện có rất nhiều người rơi vào trường hợp giống vợ chồng Dũng, Vy.
“Họ khá ngây thơ trong quản lý tài chính khi chỉ tính đến những trường hợp tốt và chi tiêu dựa trên kịch bản tốt nhất ấy mà không tính đến rủi ro. Nhưng cuộc sống này thì vô vàn biến số, nhất là trong thời điểm dịch bệnh, suy thoái, các công ty lớn sụp đổ, sa thải nhân viên hàng loạt, các doanh nghiệp nhỏ cũng làm ăn khó khăn. Chưa kể đến những biến cố cá nhân như chuyện sinh nở, nuôi con và rất nhiều vấn đề khác mà không thể đoán trước được. Vì vậy, mỗi người đều phải tự quản lý rủi ro cho chính mình, nhất là việc quản lý tài chính”.
Chị Uyên cũng cho rằng khi nào bản thân cảm thấy tự tin về tài chính, có nhiều nguồn thu nhập khác nhau để đa dạng hoá hoặc danh mục tài sản đầu tư đủ để sống thoải mái trong những lúc không thể kiếm ra tiền thì hãy hưởng thụ đúng nghĩa.
“Còn mức độ hưởng thụ như thế nào hoàn toàn phụ thuộc vào mong muốn và khả năng tài chính của mỗi cá nhân, tức là trong trường hợp rủi ro nhất, khi chúng ta không có khả năng kiếm tiền nữa (vì bất kỳ lý do gì), chúng ta vẫn có nguồn thu nhập hàng tháng đến từ khoản đầu tư và một khối tài sản đủ để chi trả toàn bộ chi phí” – chị Uyên chia sẻ thêm.
-
Bí quyết quản lý rủi ro khi đầu tư vào bất động sản
Bất kỳ hình thức đầu tư nào cũng có một mức độ rủi ro nhất định đi kèm với nó. Đầu tư bất động sản cũng như vậy, tiềm ẩn một số rủi ro nhất định. Tuy nhiên, nhà đầu tư hoàn toàn có thể tránh được một vài rủi ro trong số đó.
-
Thị trường suy thoái, doanh nghiệp mắc nợ là chuyện bình thường. Vấn đề là một số doanh nghiệp biết cách làm, có phương án chuẩn bị trước được cả lúc thị trường lên-xuống sẽ tiếp tục sống, thậm chí sống khỏe, tiếc là số này không nhiều.
-
Chưa cưới, bạn gái bắt người yêu nộp hết tiền lương, sáng đi làm chỉ nói cần bao nhiêu là được
Mới đây, mạng xã hội lại được phen dậy sóng khi rộ lên câu chuyện của một cô gái 25 tuổi chia sẻ “bạn trai không chịu đưa hết tiền lương và tiền tiết kiệm cho mình giữ”.
-
TS. Lê Xuân Nghĩa: Doanh nghiệp hiện đang run sợ không dám vay vốn, các nhà thầu không dám nhảy vào đầu tư
TS. Lê Xuân Nghĩa cho hay, dòng chảy tài chính hiện nay trên toàn bộ nền kinh tế đang tắc và khả năng tắc kéo dài.
-
Bỏ phố về quê: Lựa chọn nhất thời hay phương pháp hữu hiệu để giảm áp lực tài chính
Năm 2012, cầm tấm bằng tốt nghiệp đại học loại Giỏi, Hoàng Lan (32 tuổi, Hải Dương) tự tin sẽ tìm được công việc phù hợp, lương cao tại thành phố. Nhưng mọi chuyện xảy ra không như ý muốn khiến cô phải “bỏ phố về quê” để xây dựng lại từ đầu....