Mặt khác cũng có một số rủi ro không nằm trong tầm kiểm soát của nhà đầu tư. Chẳng hạn, các nhà đầu tư có thể tránh rủi ro mất tất cả tiền của họ trong một khoản đầu tư duy nhất bằng cách đa dạng hóa. Tuy nhiên, rủi ro liên quan đến các sự kiện bất ngờ nằm ngoài tầm kiểm soát của bất kỳ nhà đầu tư nào. Trong mọi trường hợp, nếu có thể xác định mức độ rủi ro có thể chấp nhận được và cách thức quản lý những rủi ro nói trên, thì nhà đầu tư có thể giảm thiệt hại, thậm chí là thu lợi nhiều hơn từ các khoản đầu tư của họ.
Quản lý rủi ro là phương pháp xác định những rủi ro nào có thể xuất hiện trong một khoản đầu tư nhất định và đối phó với chúng. Quản lý rủi ro rất quan trọng vì nó có thể giúp các nhà đầu tư giảm thiểu rủi ro dựa trên các mục tiêu tài chính của họ.
Tuy nhiên, các nhà đầu tư có thể không định lượng được tất cả các dạng rủi ro liên quan đến khoản đầu tư bất động sản của họ, nhưng họ chắc chắn có thể xác định được chúng. Dưới đây là các loại rủi ro cụ thể liên quan đến đầu tư bất động sản và giải pháp quản lý rủi ro.
1.Đa dạng hóa danh mục đầu tư để giảm thiểu rủi ro từ thị trường biến động
Những thăng trầm của ngành bất động sản xuất hiện do nền kinh tế, lạm phát và lãi suất làm mất cân đối cung cầu trên thị trường. Thực tế, mọi thị trường đều luôn tồn tại biến động và điều này chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến lợi nhuận và sự thành công của việc đầu tư bất động sản tại một thời điểm nhất định. Mặc dù không thể tránh khỏi những cú sốc thị trường, nhưng các nhà đầu tư có thể tự bảo vệ mình bằng cách đa dạng hóa danh mục đầu tư và theo dõi tình hình thị trường. Nguy cơ rủi ro của bạn được giảm thiểu bằng cách mua một số loại tài sản trong các ngành khác nhau hoặc trên các thị trường khác nhau.
2. Đảm bảo thủ tục pháp lý để giảm thiểu rủi ro pháp lý
Một mối nguy hiểm khác mà các nhà đầu tư bất động sản phải đối mặt là kiện tụng. Điều quan trọng là nhà đầu tư phải sở hữu bảo hiểm phù hợp để giúp trang trải chi phí nếu ai đó bị thương khi sử dụng hay ở trong bất động sản của bạn và đảm bảo các tuân thủ đúng quy định khi trục xuất người thuê, chấm dứt hợp đồng, hoặc một số loại hành động pháp lý khác để tránh xảy ra kiện tụng về sau.
Để bảo vệ bản thân khỏi những rủi ro pháp lý, bạn phải nắm bắt được phần nào pháp luật hiện hành liên quan đến bất động sản. Hãy hợp tác với một luật sư có kinh nghiệm soạn thảo và xem xét các hợp đồng, giấy phép, thuế và các bước thủ tục pháp lý khác.
Mặt khác, nếu bạn đang cân nhắc mua một bất động sản đang xảy ra tranh chấp, chẳng hạn như tranh chấp giữa những cư dân hiện tại và nhà thầu xây dựng, thì bạn có thể tránh rủi ro bằng cách tìm mua bất động sản khác.
3. Mua bảo hiểm bất động sản thích hợp để giảm thiểu rủi ro môi trường
Thiệt hại do điều kiện thời tiết khắc nghiệt là một trong những rủi ro có thể ảnh hưởng xấu đến bất động sản. Rủi ro này cũng bao gồm các yếu tố bất ngờ và không lường trước được như động đất, mưa lớn, hỏa hoạn và các thiên tai khác gây thiệt hại cho bất động sản.
Cách tốt nhất để giảm thiểu rủi ro môi trường là lường trước rủi ro theo phân tích về thiên tai trong lịch sử ở khu vực cụ thể đó. Tuy nhiên, những rủi ro này chỉ có thể tránh được phần nào vì chúng không thể đoán trước được, do đó, điều cần thiết là bạn phải có bảo hiểm bất động sản đầy đủ để chống lại những tổn thất do các yếu tố tự nhiên gây ra.
4. Theo dõi định kỳ bất động sản để kiểm soát rủi ro xuống cấp
Điều kiện môi trường không phải là nguyên nhân duy nhất gây ra tổn thất cho bất động sản. Bất động sản bị xuống cấp cũng có thể do người khác gây ra, chẳng hạn như thiết bị xây dựng bị đánh cắp, nguy cơ ai đó đột nhập, người thuê phá hoại, hoặc thiệt hại ngoài ý muốn là những mối đe dọa mà các nhà đầu tư phải đối mặt.
Bạn có thể thuê những chuyên gia quản lý bất động sản có kinh nghiệm hoặc tư mình kiểm soát rủi ro này bằng cách giám sát bất động sản của bạn thường xuyên và sửa chữa kịp thời.
5. Xác định rủi ro cạnh tranh và thực hiện nâng cấp
Điều gì sẽ xảy ra nếu những bất động sản sở hữu tiện ích tốt hơn với giá thuê tương đương bất động sản của bạn xuất hiện, khiến bất động sản đầu tư của bạn trở nên lỗi thời? Giá thuê của bạn sẽ không thể tăng và/hoặc không có người thuê.
Để giảm thiểu loại rủi ro này, điều quan trọng là phải ước tính sự cạnh tranh ở địa phương đó về mức giá và tiện nghi được cung cấp. Bên cạnh đó, nhà đầu tư cũng cần phải thực hiện các cải tạo cần thiết cho bất động sản, phù hợp với mức độ và chất lượng của các tiện ích của các bất động sản khác trong khu vực đó nhằm thu hút khách hàng và người thuê.
Quản lý rủi ro là điều kiện cần thiết khi đầu tư vào bất động sản để đảm bảo rằng bạn không bị lỗ vốn và kiếm được lợi nhuận. Do đó, điều quan trọng là bạn phải nâng cao kiến thức về thị trường bất động sản để có thể đánh giá tốt hơn các rủi ro liên quan và quản lý chúng theo khả năng chấp nhận rủi ro cá nhân của bạn.
-
Lật tẩy 4 bẫy phổ biến khiến các nhà đầu tư bất động sản mới thất bại
Đối với những nhà đầu tư bất động sản mới, tránh những “cái bẫy” này có thể giảm thiểu rủi ro và có cơ hội mang lại thành công.
-
Thấy chung cư tăng giá, vội bán nhanh để kiếm lời, 9X Thanh Hoá nhận cái kết đắng
Thời gian gần đây, nguồn cung khan hiếm kéo dài khiến giá chung cư Hà Nội được đẩy cao bất thường. Thậm chí, nhiều căn chung cư cũ tăng gấp đôi gấp ba lần thời điểm mua. Trước tình hình này, nhiều người nhanh chóng chớp cơ hội bán nhanh để kiếm lời, ...
-
Vợ chồng 9X nhận nhiều bài học nhớ đời khi không có kinh nghiệm vẫn thích đi "buôn" đất
Mặc dù không có nhiều kinh nghiệm trên thương trường, nhưng vợ chồng chị Nguyễn Hằng (1990, Hà Nam) đã đúc kết được nhiều bài học “xương máu” sau 3 lần mua đất.
-
Bài học nhớ đời khi mua dự án chậm tiến độ
Trước khi có được căn hộ hiện tại, vợ chồng chị Nguyễn Hương (34 tuổi, Thanh Hóa) phải trải qua hai lần mua nhà với bài học nhớ đời.