Theo báo cáo của UBND TP. Hà Nội tại kỳ họp thứ 6 HĐND TP. Hà Nội khóa XV, cầu Nhật Tân có quy mô chiều dài khoảng 3,9km, chiều rộng 33,2m và đường 2 đầu cầu với tổng chiều dài khoảng 4,399km, tổng mức đầu tư của dự án là 13.626 tỉ đồng.
Dự án được chia làm 3 gói thầu chính, trong đó, gói số 1 xây dựng cầu chính và cầu dẫn phía Bắc, gói số 2 xây cầu dẫn và đường dẫn phía Nam, gói số 3 xây đường dẫn phía Bắc.
Dự án sử dụng 2 nguồn vốn Trung ương (vốn ODA và vốn trong nước) và ngân sách Hà Nội. Công tác xây lấp, tư vấn (bao gồm dự phòng và trượt giá, kể cả lãi vay) sẽ dùng vốn JICA-Nhật Bản là 66,783 triệu yên Nhật tương đương 10.118 tỉ đồng; Vốn đối ứng trong nước là 3.508 tỉ đồng, trong đó vốn ngân sách Trung ương cho quản lý dự án là 2.442 tỉ đồng; vốn ngân sách TP. Hà Nội 1.066 tỉ đồng cho GPMB và tái định cư.
Việc triển khai dự án cầu Nhật Tân bị chậm làm phát sinh thêm hàng trăm tỷ đồng. Ảnh: Internet.
Theo lý giải của Hà Nội, sở dĩ phát sinh chi phí gói thầu số 1 của dự án là do khối lượng GPMB lớn, phức tạp. Gói thầu số 1 được thực hiện bởi Liên danh Công ty kết cấu hạ tầng IHI và Công ty xây dựng Sumitomo Mitsui (Nhật Bản) có thời hạn hợp đồng 36 tháng với tổng giá trị hợp đồng là 7.723 tỉ đồng. Theo kế hoạch ban đầu, toàn bộ mặt bằng gói thầu này sẽ được bàn giao trước tháng 3/2010. Tuy nhiên, tiến độ bàn giao mặt bằng bị kéo dài đến tháng 5/2012, chậm so với tiến độ kế hoạch 26 tháng làm phát sinh chi phí khoảng 288 tỉ đồng.
Gói thầu số 3 được thực hiện bởi nhà thầu Tokyu Construction Co., LTD (Nhật Bản), bắt đầu triển khai thi công từ 20/4/2009, thời gian thực hiện hợp đồng 34 tháng với tổng giá trị hợp đồng là 1.838,7 tỉ đồng. Theo kế hoạch, tháng 6/2009 sẽ bàn giao mặt bằng nhưng tiến độ bàn giao bị kéo dài đến tháng 3/2012.
Việc triển khai gói thầu số 3 bị chậm do công tác GPMB kéo dài, phát sinh hạng mục di chuyển công trình hạ tầng, điều chỉnh hướng tuyến. Ngoài ra còn do việc xác định thời gian thi công, ký kết hợp đồng gói thầu thi công chưa lường hết khối lượng phải GPMB của gói thầu..., dẫn đến phải gia hạn thời gian hoàn thành đến 14/5/2014, kéo dài thêm 27 tháng so với kế hoạch, phát sinh thêm 157 tỉ đồng.
Trên cơ sở xem xét bổ sung kinh phí cho 2 gói thầu trên cũng như qua các báo cáo, ý kiến của các bộ, ngành, ngày 16/12/2015, Thủ tướng Chính phủ đã có văn bản số 2295/TTg-QHQT, đồng ý sử dụng nguồn vốn dư của JICA để thanh toán các chi phí do kéo dài thời gian thực hiện hợp đồng và chỉ đạo TP. Hà Nội chịu trách nhiệm vay lại 50% khoản vốn vay nêu trên (theo các điều kiện vay lại) theo quy định hiện hành.
Theo đó, giá trị vay lại được xác định khoảng 225.799 triệu đồng, thời hạn trả nợ gốc là 30 năm, lãi suất cho vay lại 0,2%/năm/dư nợ vay lại. Tổng giá trị trả nợ gốc (bao gồm gốc và lãi) là 236.972 triệu đồng. Thời hạn trả nợ gốc bắt đầu từ năm 2021, trả lãi từ năm 2018. Riêng trong năm 2018 sẽ phải trả lãi 6.452.353 Yên tương đương 1.342 triệu đồng được bố trí từ ngân sách của TP.
Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội Nguyễn Mạnh Quyền cho biết, việc vay lại một phần chi phí phát sinh Gói thầu số 1 và số 3 của Dự án cầu Nhật Tân không làm vượt hạn mức vay nợ của TP.
-
Bệnh viện nghìn tỷ “đắp chiếu” đến bao giờ?
Bệnh viện Đa khoa vùng Tây Nguyên được khởi công xây dựng từ tháng 7-2010 có quy mô 800 giường bệnh, tổng vốn đầu tư gần 1.100 tỷ đồng từ nguồn vốn trái phiếu Chính phủ, do Sở Y tế Đắk Lắk làm chủ đầu tư.
-
Hậu Giang thanh tra toàn diện khu dân cư chậm tiến độ
Tỉnh Hậu Giang bắt đầu có những động thái xử lý quyết liệt đối với các khu dân cư trên địa bàn mà chủ dự án thực hiện "ì ạch", kéo dài nhiều năm qua.
-
Một khu đất “vàng” có diện tích hơn 3.600m2 đất ở mặt tiền đường Trần Phú (TP.Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa) vào tay của Tập đoàn Hoàn Cầu. Sau gần 20 năm tiếp nhận, khu đất này vẫn bỏ trống, quây tôn.







-
Chủ tịch Hà Nội yêu cầu rà soát toàn bộ các dự án chậm tiến độ, hạn trước 31/7
Tại Phiên họp thứ 6 của Ban Chỉ đạo phòng, chống lãng phí và Phiên họp thứ 8 của Tổ công tác đặc biệt của UBND Thành phố, Chủ tịch UBND TP Trần Sỹ Thanh trực tiếp chỉ đạo, yêu cầu rà soát toàn bộ các dự án “mắc kẹt” trước ngày 31/7 để tháo gỡ kịp thờ...
-
Cận cảnh dự án gần 3.000 tỷ giữa "đất vàng" sau hơn một thập kỷ chờ đợi vẫn chưa thể về đích
Sau hơn một thập kỷ kể từ khi được chấp thuận chủ trương đầu tư, Jade Square (tên cũ: The Jade Orchid Cổ Nhuế) vẫn là những khối nhà dang dở, công trường ngổn ngang và tương lai chưa rõ ngày “lên hình”....
-
Bộ Xây dựng đề xuất loạt giải pháp kỹ thuật cho các dự án hạ tầng
Bộ Xây dựng vừa gửi văn bản hướng dẫn kỹ thuật đến 16 tỉnh, thành gồm TP.HCM, Cần Thơ, Đồng Nai, Bình Dương, Long An, Tiền Giang… nhằm “gỡ nút thắt” từ nền móng đến kết cấu mặt đường, đẩy nhanh tốc độ triển khai công trình....