Trong năm 2024, Bộ Giao thông Vận tải sẽ khởi công hàng loạt dự án hạ tầng giao thông trên cả nước. Trong số này, có các dự án rất được chờ đợi như cao tốc Dầu Giây – Tân Phú, Đồng Đăng – Trà Lĩnh, Chợ Mới – Bắc Kạn và các dự án thành phần tuyến đường Hồ Chí Minh.

Sơ đồ hướng tuyến cao tốc Dầu Giây - Tân Phú

Bộ Giao thông Vận Tải (GTVT) vừa tổ chức Hội nghị tổng kết công tác 2023 và triển khai kế hoạch 2024. Bộ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Thắng cho biết, trong năm 2023 đã hoàn thành, đưa vào khai thác 20 dự án, trong đó riêng đường bộ cao tốc với 9 dự án dài 475km, nâng tổng số chiều dài đường bộ cao tốc đưa vào khai thác trên cả nước lên gần 1.900km.

Theo người đứng đầu ngành giao thông, trong năm 2024 đơn vị này sẽ tiếp tục khởi công hàng loạt hạ tầng trọng điểm khác trên cả nước. Trong đó có những dự án đáng chú ý như:

Cao tốc Dầy Giây – Tân Phú. Đây là một trong 3 dự án thành phần của tuyến cao tốc Dầu Giây – Liên Khương được khởi công.

Dự án cao tốc Dầu Giây – Tân Phú có tổng chiều dài cao tốc khoảng 60,24 km, đi qua địa bàn các huyện: Thống Nhất, Xuân Lộc, Định Quán, Tân Phú, tỉnh Đồng Nai.

Dự án có điểm đầu (Km0) giao với Quốc lộ 1 tại khoảng Km1829+500, trùng với điểm cuối cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây, thuộc địa phận thị trấn Dầu Giây, huyện Thống Nhất, tỉnh Đồng Nai;

Điểm cuối (Km60+243.83), vượt qua vị trí giao cắt với Quốc lộ 20 (tại khoảng Km69+400 - Quốc lộ 20) khoảng 200 m, thuộc địa phận xã Phú Trung, huyện Tân Phú, tỉnh Đồng Nai

Phân kỳ giai đoạn 1, tuyến có quy mô 4 làn xe, bề rộng nền đường 17 m, tốc độ khai thác 80 km/h, khoảng 4 - 5 km bố trí một vị trí dừng xe khẩn cấp (theo chiều xe chạy).

Trong giai đoạn hoàn chỉnh, tuyến cao tốc Dầu Giây - Tân Phú được đầu tư theo quy mô 4 làn xe cao tốc, bề rộng nền đường 24,75 m, vận tốc thiết kế 100 km/h, có làn dừng khẩn cấp.

Tại các vị trí nút giao liên thông, nền đường đào sâu, điểm dừng xe khẩn cấp thiết kế mặt cắt ngang theo quy mô giai đoạn hoàn chỉnh với chiều rộng nền đường 24,75 m.

Tổng vốn đầu tư cao tốc Dầu Giây - Tân Phú giai đoạn 1 dự kiến khoảng 8.776 tỉ đồng.

Phối cảnh dự án cao tốc Đồng Đăng - Trà Lĩnh

Cao tốc Đồng Đăng – Trà Lĩnh có chiều dài 93 km, giai đoạn 1có tổng mức đầu tư 14.300 tỷ đồng theo hình thức đối tác công tư (PPP).

Điểm đầu tuyến đường tại nút giao cửa khẩu Tân Thanh, huyện Văn Lãng, tỉnh Lạng Sơn; điểm cuối tại nút giao quốc lộ 3, xã Chí Thảo, huyện Quảng Hòa, tỉnh Cao Bằng.

Cao tốc Chợ Mới - Bắc Kạn (Bắc Kạn) có chiều dài 28,8 km, điểm đầu kết nối đường Thái Nguyên - Chợ Mới, tại xã Thanh Thịnh, huyện Chợ Mới; điểm cuối giao quốc lộ 3B, kết nối dự án đường Bắc Kạn - hồ Ba Bể, TP Bắc Kạn, tỉnh Bắc Kạn.

Dự án quy mô 4 làn xe, nền đường rộng 22 m, mặt đường rộng 20,5 m, tốc độ thiết kế 80 km/h, một số đoạn địa hình thuận lợi có tốc độ 100 km/h.

Sơ bộ tổng mức đầu tư dự án khoảng 5.750 tỉ đồng bằng vốn ngân sách, trong đó chi phí xây dựng hơn 4.140 tỉ đồng, giải phóng mặt bằng 490 tỉ đồng, còn lại chi phí tư vấn, dự phòng.

Dự án nâng cấp tuyến đường trục dọc phía tây đồng bằng sông Cửu Long từ Cao Lãnh (Đồng Tháp) đến Rạch Sỏi (Kiên Giang) theo quy mô cao tốc. Trong đó, đoạn Cao Lãnh - Lộ Tẻ (Cần Thơ) dài khoảng 28,8 km, có vốn đầu tư 950 tỉ đồng.

Ngoài các dự án trên, trong năm 2024, Bộ GTVT sẽ khởi công nhiều đoạn tuyến thuộc dự án đường Hồ Chí Minh. Trong đó có đoạn Rạch Sỏi - Bến Nhất - Gò Quao - Vĩnh Thuận. Dự án có tổng mức đầu tư là hơn 3.904 tỉ đồng. Tuyến đường có chiều dài 51,82 km, đi qua địa bàn 2 tỉnh Kiên Giang và Bạc Liêu.

Đoạn Chợ Chu – Ngã ba Trung Sơn dài gần 29km, có điểm đầu tại Chợ Chu, huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên; điểm cuối tại ngã ba Trung Sơn, huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang.

Đường tiêu chuẩn cấp 3 miền núi, vận tốc thiết kế 60 km/h, các đoạn khó khăn 40 km/h, quy mô mặt cắt ngang cho 2 làn xe cơ giới, nền đường rộng 9m, mặt đường rộng 6m.

Dự án này có tổng vốn đầu tư khoảng 1.665 tỉ đồng từ ngân sách Nhà nước, trong đó chi phí xây dựng 945 tỉ đồng; giải phóng mặt bằng, tái định cư 421 tỉ đồng.

Một số dự án khác cũng nằm trong danh sách khởi công trong năm 2024 gồm dự án cải tạo, mở rộng quốc lộ 2 đoạn Vĩnh Yên - Việt Trì, tỉnh Vĩnh Phúc; mở rộng quốc lộ 46 đoạn TP Vinh - thị trấn Nam Đàn (Nghệ An); dự án nâng cấp, cải tạo 3 tuyến quốc lộ (53, 62, Nam Sông Hậu) tại đồng bằng sông Cửu Long; quốc lộ 4B Lạng Sơn.

  • Thông tin mới về cao tốc Dầy Giây – Tân Phú gần 9.000 tỉ đồng

    Thông tin mới về cao tốc Dầy Giây – Tân Phú gần 9.000 tỉ đồng

    Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký quyết định thành lập Hội đồng thẩm định liên ngành để tổ chức thẩm định Báo cáo nghiên cứu khả thi dự án cao tốc Dầu Giây – Tân Phú có tổng vốn đầu tư gần 9.000 tỉ đồng. Đây là dự án thành phần thuộc tuyến cao tốc Dầu Giây – Liên Khương.

Nguyễn Văn
  • Facebook
  • Chia sẻ
  •   Lưu tin
  •   Báo cáo

    Báo cáo vi phạm
     
 
Mọi ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc liên quan đến thị trường bất động sản xin gửi về địa chỉ email: [email protected]; Đường dây nóng: 0942.825.711.