Năm 2024, Lâm Đồng sẽ đặc biệt đẩy mạnh xúc tiến đầu tư đối với một số nhà đầu tư lớn trong nước như Vingroup, Sungroup, Sovico, Hưng Thịnh, FLC, Bitexco, Becamex, Tổng Công ty Tân Cảng Sài Gòn, Him Lam,…
Các tỉnh Tây Nguyên lên kế hoạch xúc tiến đầu tư năm 2024
Ngày 19/1/2023, UBND tỉnh Kon Tum ban hành chương trình xúc tiến đầu tư năm 2024. Theo đó, năm 2024 Kon Tum tiếp tục kêu gọi các nhà đầu tư chiến lược có tiềm lực kinh tế trong và ngoài nước đến khảo sát tìm hiểu cơ hội đầu tư các dự án có quy mô lớn, công nghệ tiên tiến, sử dụng tiết kiệm tài nguyên, thân thiện với môi trường.
Năm 2024, tỉnh sẽ điều chỉnh Quy hoạch xây dựng vùng du lịch sinh thái Măng Đen và Quy hoạch chung đô thị Kon Plông đảm bảo tầm nhìn chiến lược cho sự phát triển trong dài hạn. Quy hoạch xây dựng các điểm dừng chân, khu vui chơi, giải trí, kết nối các tour, tuyến du lịch trong và ngoài tỉnh góp phần phát triển ngành du lịch của địa phương,..
Cũng trong ngày 19/1 vừa qua, UBND tỉnh Kon Tum phê duyệt bổ sung thêm 3 dự án thuộc lĩnh vực văn phòng – thương mại – dịch vụ - du lịch vào danh mục dự án thu hút đầu tư vào tỉnh Kon Tum giai đoạn 2021 – 2025.
Như vậy, giai đoạn 2021 – 2025, danh mục dự án thu hút đầu tư tại tỉnh Kon Tum gồm: 69 dự án lĩnh vực nông, lâm nghiệp; 14 dự án lĩnh vực công nghiệp; 43 dự án văn phòng – thương mại – dịch vụ - du lịch; 31 dự án lĩnh vực phát triển đô thị.
Mộ tỉnh khác thuộc khu vực Tây Nguyên là Đắk Nông cũng vừa ban hành danh mục các dự án thu hút đầu tư trên địa bàn tỉnh năm 2024 và các dự án có tiềm năng đầu tư trên địa bàn tỉnh Đắk Nông.
Theo đó, danh mục gồm 17 dự án thu hút đầu tư năm 2024 với tổng vốn đầu tư dự kiến khoảng 3.045 tỷ đồng.
Trong đó, lĩnh vực công nghiệp, nông nghiệp có 03 dự án, với tổng vốn đầu tư dự kiến khoảng 190 tỷ đồng; lĩnh vực đô thị, du lịch, thương mại dịch vụ có 10 dự án, với tổng vốn đầu tư dự kiến khoảng 2.560 tỷ đồng; lĩnh vực giáo dục, môi trường có 03 dự án, với tổng vốn đầu tư dự kiến khoảng 245 tỷ đồng; lĩnh vực hạ tầng kỹ thuật có 01 dự án, với tổng vốn đầu tư dự kiến khoảng 50 tỷ đồng.
UBND tỉnh Đắk Nông cũng đã chỉ đạo các sở, ngành, địa phương liên quan tiếp tục rà soát, hoàn thiện pháp lý để thu hút, kêu gọi đầu tư khoảng 44 dự án có tiềm năng trong giai đoạn tiếp theo, với tổng vốn đầu tư dự kiến khoảng 290.279 tỷ đồng.
Lâm Đồng năm 2024, Lâm Đồng sẽ đặc biệt đẩy mạnh xúc tiến đầu tư đối với một số nhà đầu tư lớn trong nước như Vingroup, Sungroup, Sovico, Hưng Thịnh, FLC, Bitexco, Becamex, Tổng Công ty Tân Cảng Sài Gòn, Him Lam,…
Cùng với đó, tiếp tục hỗ trợ và kết nối, cung cấp thông tin về các dự án, các lĩnh vực cho các nhà đầu tư đã và đang nghiên cứu, khảo sát đầu tư tại tỉnh Lâm Đồng.
Đối với đối tác đầu tư nước ngoài, ngoài các đối tác truyền thống, tỉnh sẽ tập trung mời gọi, thu hút đầu tư từ các đối tác có tiềm lực tài chính, công nghệ cao, công nghệ sạch.
Song song với đó, tập trung thu hút đầu tư từ các quốc gia có công nghệ cao, công nghệ nguồn, đứng đầu các chuỗi cung ứng; là thành viên cùng tham gia các Hiệp định FTA đa phương với Việt Nam (CPTPP, RCEP, EVFTA,…); ưu tiên các tập đoàn đa quốc gia liên kết với doanh nghiệp trong nước hình thành và phát triển cụm liên kết ngành theo từng chuỗi giá trị.
Khu kinh tế Vân Phong chờ đón làn sóng đầu tư mới trong năm 2024.
Nhiều địa phương tại miền Trung ‘’xây tổ đón đại bàng’’
Song song với việc xây dựng chương trình xúc tiến đầu tư năm 2024, nhiều địa phương ven biển khu vực miền Trung cũng đang triển khai các đồ án quy hoạch quan trọng đã được phê duyệt. Đồng thời triển khai lập, trình thẩm định phê duyệt hàng loạt đồ án quy hoạch quan trọng trong năm 2024.
Năm 2023, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng Khu kinh tế Vân Phong, Khu kinh tế Dung Quất, Khu kinh tế Nam Phú Yên. Qua đó mở ra cơ hội phát triển mới cho các khu kinh tế ven biển này trong thời gian tới.
Ngay sau khi điều chỉnh quy hoạch các khu kinh tế được phê duyệt, các địa phương đã bắt tay vào triển khai lập, phê duyệt các đồ án quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết.
Ngày 17/1/2023, HĐND tỉnh Khánh Hòa thông qua đồ án Quy hoạch phân khu xây dựng (tỷ lệ 1/2.000) Trung tâm cảng biển – đô thị Đầm Môn (phân khu 03), xã Vạn Thạnh, huyện Vạn Ninh và Đồ án Quy hoạch phân khu xây dựng (tỷ lệ 1/2.000) Khu đô thị du lịch Cổ Mã – Tu Bông (phân khu 08), huyện Vạn Ninh.
Cụ thể, Đồ án Quy hoạch phân khu xây dựng (tỷ lệ 1/2.000) Trung tâm cảng biển – đô thị Đầm Môn có diện tích lập quy hoạch khoảng 8.276ha, thuộc xã Vạn Thạnh, huyện Vạn Ninh. Tính chất khu vực lập quy hoạch là khu đô thị, dịch vụ, du lịch sinh thái – nghỉ dưỡng, cảng biển quốc tế.
Đồ án Quy hoạch phân khu xây dựng Khu đô thị du lịch Cổ Mã – Tu Bông có diện tích lập quy hoạch khoảng 6.631ha, thuộc các xã Vạn Thọ, Vạn Phước, Vạn Khánh, Vạn Thắng, Vạn Long, Vạn Bình. Tính chất khu vực lập quy hoạch là khu đô thị, dịch vụ, tài chính, văn phòng.
Tương tự, triển khai đồ án điều án điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng Khu kinh tế Dung Quất đã được phê duyệt, UBND tỉnh Quảng Ngãi đã và đang triển khai lập, thẩm định và phê duyệt nhiều đồ án quy hoạch phân khu trên địa bàn Khu kinh tế Dung Quất.
UBND tỉnh Phú Yên cũng vừa tổ chức lễ công bố Quyết định của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Điều chỉnh Quy hoạch chung xây dựng Khu kinh tế Nam Phú Yên, tỉnh Phú Yên đến năm 2040. Đây là tiền đề quan trọng để tỉnh Phú Yên thực hiện các bước tiếp theo để kêu gọi các nhà đầu tư lớn xây dựng các dự án tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội cho tỉnh.
Trong năm 2024, nhiều địa phương tại khu vực miền Trung cũng sẽ triển khai lập, trình thẩm định phê duyệt nhiều đề án quan trọng.
Đơn cử, tỉnh Nghệ An lập đề án mở rộng Khu kinh tế Đông Nam Nghệ An; tỉnh Thừa Thiên Huế lập điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng Khu kinh tế Chân Mây – Lăng Cô, tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2045; tỉnh Quảng Nam lập điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng Khu kinh tế mở Chu Lai; tỉnh Quảng Nam lập điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng Khu kinh tế cửa khẩu Nam Giang;
Tỉnh Bình Định lập điều chỉnh tổng thể quy hoạch chung xây dựng Khu kinh tế Nhơn Hội; tỉnh Quảng Trị lập đề án xây dựng Khu kinh tế - Thương mại xuyên biên giới chung Lao Bảo (Việt Nam) – Đensavan (Lào);…
-
Hé lộ dòng vốn đầu tư lớn sắp đổ bộ vào tỉnh Phú Yên
UBND tỉnh Phú Yên vừa ban hành kế hoạch tổ chức hội nghị công bố quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050 và xúc tiến đầu tư.
-
Bà Rịa-Vũng Tàu: Sức hút mạnh mẽ với các dòng vốn đầu tư
Là địa bàn thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) lớn nhất, chiếm 41,1% tổng vốn FDI của cả nước, Bà Rịa-Vũng Tàu cũng là địa phương thu hút mạnh các dòng vốn đầu tư trong nước.
-
Làn sóng FDI dự báo bùng nổ trở lại vào năm 2025
Thực tế thị trường bất động sản công nghiệp Việt Nam 2024 đang có dấu hiệu chững lại. Tuy nhiên trong bối cảnh chính trị mới, giới chuyên gia đầu ngành dự báo, làn sóng đầu tư sẽ bùng nổ trở lại trong năm 2025, khi các doanh nghiệp FDI đã và đang mở ...
-
Bao giờ bất động sản nghỉ dưỡng mới “tan băng”?
Mặc dù nguồn cung ghi nhận có tăng nhẹ nhưng thanh khoản thị trường vẫn ở mức thấp. Lượng giao dịch tập trung ở những sản phẩm có giá bán dưới 10 tỷ đồng/căn.
-
Điểm tên loạt khu vực có nhiều tiềm năng phát triển bất động sản tại miền Trung - Tây Nguyên
Theo quy hoạch, nhiều đô thị tại khu vực miền Trung - Tây Nguyên sẽ được nâng cấp trở thành đô thị loại 1, loại 2,… Đây là một tín hiệu tích cực cho thị trường bất động sản các địa phương trong thời gian tới....