Dầu Giây - Tân Phú là dự án thành phần thuộc tuyến cao tốc Dầu Giây - Liên Khương
Theo CTTĐT Chính phủ, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định thành lập Hội đồng thẩm định liên ngành để tổ chức thẩm định Báo cáo nghiên cứu khả thi dự án đầu tư xây dựng đường cao tốc Dầu Giây - Tân Phú (giai đoạn 1) theo phương thức đối tác công tư.
Chủ tịch Hội đồng là Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư là Phó Chủ tịch Hội đồng.
Dự án cao tốc Dầu Giây – Tân Phú có tổng chiều dài cao tốc khoảng 60,24 km, đi qua địa bàn các huyện: Thống Nhất, Xuân Lộc, Định Quán, Tân Phú, tỉnh Đồng Nai.
Dự án có điểm đầu (Km0) giao với Quốc lộ 1 tại khoảng Km1829+500, trùng với điểm cuối cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây, thuộc địa phận thị trấn Dầu Giây, huyện Thống Nhất, tỉnh Đồng Nai;
Điểm cuối (Km60+243.83), vượt qua vị trí giao cắt với Quốc lộ 20 (tại khoảng Km69+400 - Quốc lộ 20) khoảng 200 m, thuộc địa phận xã Phú Trung, huyện Tân Phú, tỉnh Đồng Nai.
Phân kỳ giai đoạn 1, tuyến có quy mô 4 làn xe, bề rộng nền đường 17 m, tốc độ khai thác 80 km/h, khoảng 4 - 5 km bố trí một vị trí dừng xe khẩn cấp (theo chiều xe chạy).
Trong giai đoạn hoàn chỉnh, tuyến cao tốc Dầu Giây - Tân Phú được đầu tư theo quy mô 4 làn xe cao tốc, bề rộng nền đường 24,75 m, vận tốc thiết kế 100 km/h, có làn dừng khẩn cấp.
Tại các vị trí nút giao liên thông, nền đường đào sâu, điểm dừng xe khẩn cấp thiết kế mặt cắt ngang theo quy mô giai đoạn hoàn chỉnh với chiều rộng nền đường 24,75 m.
Tổng vốn đầu tư cao tốc Dầu Giây - Tân Phú giai đoạn 1 dự kiến khoảng 8.776 tỉ đồng.
Cao tốc Dầu Giây - Liên Khương khi hoàn thành sẽ phá thế độc đạo của tuyến quốc lộ 20 hiện nay
Được biết, Dầu Giây – Tân Phú là một trong 3 đoạn thuộc tuyến cao tốc Dầu Giây – Liên Khương có chiều dài khoảng hơn 200km nối Đồng Nai với tỉnh Lâm Đồng.
Hai đoạn còn lại của tuyến Dầu Giây – Liên Khương là Tân Phú – Bảo Lộc và Bảo Lộc – Liên Khương đang được UBND tỉnh Lâm Đồng gấp rút triển khai.
Cao tốc Dầu Giây – Liên Khương là hạ tầng quan trọng kết nối các tỉnh Đông Nam Bộ với khu vực Tây Nguyên. Hiện nay, quốc lộ 20 đang là tuyến độc đạo kết nối hai khu vực này nên thường xuyên ùn tắc, kẹt xe nhất là vào các dịp lễ tết.
Liên quan đến tiến độ của hai đoạn Tân Phú – Bảo Lộc và Bảo Lộc – Liên Khương, trong buổi làm việc mới đây, lãnh đạo tỉnh Lâm Đồng yêu cầu các đơn vị bằng mọi cách phải khởi công hai dự án này trong những tháng còn lại của năm 2023. Không được chậm trễ, kéo dài sang quý 1/2024.
Chia sẻ về những khó khăn khiến hai tuyến cao tốc trễ hẹn khởi công, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Lâm Đồng cho biết, do diện tích rừng phải chuyển đổi mục đích thay đổi nên phải điều chỉnh hồ sơ và trình lại Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Một khó khăn khác là 2 dự án nằm trên 2 tỉnh Đồng Nai và Lâm Đồng nên thẩm quyền giải phóng mặt bằng thuộc cơ quan cấp bộ. Cơ quan chức năng tỉnh Lâm Đồng sẽ thường xuyên làm việc và có ý kiến để đẩy nhanh tiến độ.
Theo Ban quản lý các dự án giao thông tỉnh Lâm Đồng, hiện báo cáo nghiên cứu khả thi dự án đang ở mức hoàn thiện cuối kỳ theo ý kiến của các sở ngành, địa phương và đơn vị liên quan
Dự kiến tháng 10 này sẽ hoàn thiện báo cáo cuối kì để trình cơ quan chuyên môn thẩm định phê duyệt.
Đối với đoạn Tân Phú - Bảo Lộc sẽ trình cho Hội đồng thẩm định của Trung ương và đoạn Bảo Lộc - Liên Khương sẽ trình Hội đồng thẩm định của tỉnh.
Dự án cao tốc Tân Phú - Bảo Lộc kết nối tỉnh Lâm Đồng với Đồng Nai, tổng chiều dài khoảng dài 66 km (trong đó đoạn qua địa phận tỉnh Lâm Đồng có chiều dài 55km). Dự án yêu cầu mức kinh phí 17.200 tỉ đồng.
Trong khi đó cao tốc Bảo Lộc - Liên Khương tiếp nối cao tốc Tân Phú – Bảo Lộc, dài 73 km. có chiều dài khoảng 74 km, bề rộng nền đường 17m với 4 làn xe, dự kiến tổng mức đầu tư 19.521 tỉ đồng.
-
Cao tốc Dầu Giây – Liên Khương bao giờ sẽ khởi công?
Dù đã chờ đợi nhiều năm nhưng đến nay tuyến cao tốc Dầu Giây – Liên Khương nối hai tỉnh Đồng Nai với Lâm Đồng vẫn chưa định ngày khởi công. Bộ Giao thông Vận tải cho biết, đang khẩn trương triển khai các thủ tục theo quy định để sớm phê duyệt báo cáo nghiên cứu khả thi của dự án.
-
Đồng Nai sẽ đấu giá 39 khu đất trong năm 2025
UBND tỉnh Đồng Nai đặt mục tiêu đấu giá thành công 39 khu đất công trên địa bàn trong năm 2025. Năm 2024, địa phương này lên kế hoạch đấu giá 18 khu đất, tuy nhiên việc đấu giá không hiệu quả.
-
Đồng Nai sắp có một dự án đặc biệt diện tích 100ha tại Long Khánh, dự kiến thu hút 1.000 chuyên gia
Khu vực gần 100 ha ở TP Long Khánh được tỉnh Đồng Nai quy hoạch xây dựng Trung tâm nghiên cứu khoa học công nghệ hạt nhân.
-
Hãng thép 50 năm tuổi tại miền Nam huy động thêm vốn từ cổ đông để xây nhà máy tại Đồng Nai
Doanh nghiệp này sẽ dùng toàn bộ nguồn tiền mới để đầu tư dự án sản xuất thép cán xây dựng, bổ sung công đoạn luyện phôi thép công suất 150.000 tấn sản phẩm/năm tại Khu công nghiệp Nhơn Trạch 2 - Nhơn Phú, huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai....