Ngành xi măng Việt Nam đang gặp nhiều khó khăn trong bối cảnh thị trường bất động sản chưa có dấu hiệu phục hồi, các dự án chậm triển khai, đầu tư công chậm giải ngân và đặc biệt là nguồn cung xi măng đang dư thừa.
Bộ Xây dựng ước tính sản lượng sản xuất năm 2023 đạt 89,4 triệu tấn, giảm khoảng 5,4% so với năm 2022; lượng tiêu thụ khoảng 89 triệu tấn, giảm khoảng 6%.
Trong đó, tiêu thụ xi măng nội địa khoảng 56,8 triệu tấn, giảm khoảng 10% so với năm trước. Xuất khẩu xi măng và clinker khoảng 32,6 triệu tấn, tăng khoảng 2%; giá trị xuất khẩu ước đạt 1,23 tỷ USD.
Cạnh tranh gay gắt giữa các nhà sản xuất sẽ khiến giá xi măng giảm mạnh?
Theo Hiệp hội Xi măng Việt Nam, nguồn cung xi măng tiếp tục vượt cao so với nhu cầu. Hiện công suất thiết kế của các nhà máy xi măng ở Việt Nam lên đến 120 triệu tấn/năm, trong khi nhu cầu xi măng chỉ khoảng 65 triệu tấn, điều này dẫn tới cạnh tranh ngày càng khốc liệt.
Hiện cả nước có 90 dây chuyền sản xuất xi măng với tổng công suất 106 triệu tấn/năm nhưng thực tế có thể sản xuất 122 triệu tấn/năm.
Công suất trong nước đã được mở rộng trong thời gian gần đây. Cụ thể, năm 2022, công suất toàn ngành tăng thêm 4,5% khi có thêm 3 dây chuyền sản xuất xi măng mới đi vào hoạt động, gồm dự án xi măng Xuân Thành 3, dự án xi măng Long Thành và dự án xi măng Đại Dương 1.
Tới năm 2023, công suất sản xuất xi măng trong nước tiếp tục tăng thêm 6,1%.
Theo đó, Chứng khoán SSI ước tính tình trạng dư cung toàn ngành xi măng đã tăng từ 15% trong năm 2022 lên 30% trong năm 2023.
Cùng với mức tăng trưởng trái chiều trên kênh xuất khẩu, điều này sẽ làm gia tăng cạnh tranh trong nước. Trình trạng này đặc biệt xảy ra tại thị trường miền Bắc và miền Trung, khu vực có hầu hết các dự án mới và có tỷ lệ xuất khẩu cao hơn.
Hiện nay, giá xi măng vẫn đang có sự chênh lệch theo khu vực, giá xi măng tại miền Nam đang ở mức tương đối cao. Đây cũng là khu vực thiếu cung khi chỉ có 8 nhà máy xi măng tại đây với công suất đạt gần 12 triệu tấn tại đây trong khi nhu cầu xi măng lại lớn hơn rất nhiều.
SSI cho rằng, áp lực gia tăng từ các đối thủ cạnh tranh trong nước có thể khiến giá xi măng giảm mạnh trong thời gian tới.
Trong năm 2022, các nhà máy sản xuất xi măng đã có 3 lần tăng giá bán với mức tăng 13,2% so với cùng kỳ năm 2021. Nguyên nhân được các đơn vị đưa ra là do giá nguyên vật liệu đầu vào phục vụ cho sản xuất xi măng như xăng dầu, than đá... tăng mạnh khiến giá thành phẩm sản xuất xi măng liên tục tăng.
Cụ thể, lần điều chỉnh giá xi măng gần đây nhất là hồi tháng 6/2022 vừa qua. Khi đó, có khoảng 15 doanh nghiệp đồng loạt tăng giá bán xi măng thêm 50.000-80.000 đồng/tấn, có loại tăng 140.000 đồng/tấn. Hiện giá xi măng đang ở mức trung bình khoảng 1,1-1,2 triệu đồng/tấn.
-
Mất cân đối cung - cầu đẩy giá xi măng tại thị trường miền Nam tăng cao
Trong khi nguồn cung xi măng tại khu vực miền Bắc và miền Trung đang dư thừa thì nguồn cung tại thị trường miền Nam lại thiếu trầm trọng. Việc mất cân đối cung - cầu này đã đẩy giá bán xi măng tăng cao tại khu vực miền Nam.
-
Bộ Xây dựng, Hiệp hội Xi măng và các doanh nghiệp đang nỗ lực bằng nhiều giải pháp nhằm giảm giá bán xi măng, bình ổn thị trường.
-
Giá xi măng tăng 40.000-80.000 đồng/tấn trong tháng 5
Do áp lực do giá nguyên liệu sản xuất đầu vào tăng cao đã khiến giá bán xi măng trong nước tăng từ 40.000-80.000 đồng/tấn trong tháng 5 vừa qua.
-
Thị trường kim loại quý phục hồi nhờ đâu?
Theo MXV, thị trường kim loại ghi nhận diễn biến tích cực với sự phục hồi của bạc và bạch kim, một phần là nhờ lực mua kỹ thuật của giới đầu cơ.
-
Nguồn vật liệu thi công cao tốc Cần Thơ - Cà Mau hiện ra sao?
Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Văn Thắng yêu cầu cố gắng tối đa sử dụng cát biển tại dự án cao tốc Cần Thơ - Cà Mau. Những vị trí cấp thiết, không dùng được cát biển thì mới sử dụng cát sông....
-
UBND tỉnh Bình Định vừa có chỉ đạo quan trọng về việc khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng trên địa bàn
Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định yêu cầu các đơn vị, địa phương tăng cường kiểm tra, giám sát đối với các mỏ đá làm vật liệu trên địa bàn tỉnh.