Từ đầu năm, thị trường vật liệu xây dựng đã chứng kiến nhiều mặt hàng tăng giá chóng mặt, trong đó xi măng đã có 3 lần tăng giá do chi phí nguyên vật liệu đầu vào như than, điện, xăng dầu, thạch cao, các loại phụ gia… liên tục tăng cao.
Qua rà soát thị phần tiêu thụ, Vụ Vật liệu xây dựng (Bộ Xây dựng) cho biết, giá bán xi măng trong nước vẫn đang có sự chênh lệch lớn theo khu vực, đang ở mức tương đối cao.
Cụ thể, giá bán xi măng tại các vùng miền và giá xuất khẩu thấy có sự dao động từ 1,3 triệu đồng/tấn đến khoảng 1,9 triệu đồng/tấn phụ thuộc từng chủng loại.
Tại miền Bắc, khu vực chiếm khoảng 36% tổng sản lượng tiêu thụ xi măng cả nước có giá bán lẻ dao động từ 1,3-1,72 triệu đồng/tấn. Đối với miền Trung và Tây Nguyên (chiếm 28% tổng sản lượng tiêu thụ) giá có tăng nhẹ từ 1,39-1,98 triệu đồng/tấn.
Trong khi đó, giá xi măng tại miền Nam đang ở mức tương đối cao, ở mức 1,4-1,92 triệu đồng/tấn. Đây cũng là khu vực thiếu cung khi chỉ có 8 nhà máy xi măng tại đây với công suất đạt gần 12 triệu tấn tại đây trong khi nhu cầu xi măng lại lớn hơn rất nhiều.
Trị giá xuất khẩu xi măng 10 tháng đầu năm ước đạt 1,2 tỷ USD, giá xi măng xuất khẩu trung bình khoảng 48 USD/tấn, giá clinker trung bình khoảng 41 USD/tấn.
Để hạ nhiệt giá xi măng, thời gian qua, Bộ Xây dựng đã phối hợp cùng Hiệp hội Xi măng Việt Nam quyết liệt triển khai nhiều giải pháp để cân đối, bình ổn thị trường xi măng trong nước. Trong đó đẩy mạnh áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, phát huy công suất thiết kế, giảm chi phí sản xuất để giảm giá thành sản phẩm.
Bên cạnh đó, Bộ Xây dựng cũng đã chỉ đạo Tổng Công ty công nghiệp xi măng Việt Nam phối hợp với các đơn vị liên doanh tính toán kỹ nhu cầu tiêu thụ xi măng tại khu vực miền Trung, miền Nam và các tỉnh miền núi phía Bắc để bố trí hợp lý việc vận chuyển xi măng, clinker đáp ứng nhu cầu tiêu thụ, đặc biệt là các tháng cao điểm cuối năm.
Bộ Xây dựng, Hiệp hội xi măng và các doanh nghiệp đang nỗ lực bằng nhiều giải pháp nhằm giảm giá bán xi măng, bình ổn thị trường
Về phía doanh nghiệp, để thúc đẩy bán hàng, nhiều đơn vị cho ra chính sách chiết khấu thương mại, khuyến mại khoảng 20.000-40.000 đồng/tấn.
Thời gian tới, Bộ Xây dựng tiếp tục chỉ đạo các doanh nghiệp xi măng việc tận dụng phế thải công nghiệp làm nguyên, nhiên liệu đầu vào sản xuất; kết hợp nghiên cứu phát triển các loại xi măng bền sun phát phục vụ nhu cầu cho các dự án, công trình ven biển, hải đảo.
Bộ Xây dựng khuyến cáo các doanh nghiệp cần nắm bắt diễn biến thị trường xi măng thế giới để điều chỉnh kịp thời hoạt động sản xuất, tăng giảm nguồn cung để giữ giá bán ổn định; đặc biệt phải có chiến lược dài hạn về hoạt động sản xuất kinh doanh.
-
Tiêu thụ vẫn là bài toán khó của doanh nghiệp xi măng
Mặc dù các doanh nghiệp xi măng liên tục đưa ra nhiều ưu đãi, chiết khấu lớn nhưng do thị trường bất động sản trì trệ, xuất khẩu suy yếu, tiêu thụ vẫn đang là bài toán khó chưa có lời giải.
-
Thủ tướng chỉ đạo nóng về vấn đề “sống còn” ảnh hưởng đến các dự án, công trình giao thông trọng điểm
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu các cơ quan liên quan khẩn trương thực hiện các giải pháp để tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc liên quan đến định mức, đơn giá xây dựng; khai thác, cung ứng vật liệu xây dựng cho các dự án, công trình giao th...
-
Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi ra chỉ đạo “nóng” ngăn chặn nạn đầu cơ làm tăng giá cát xây dựng
Sau 3 tháng bỏ quy định kê khai giá cát, Quảng Ngãi yêu cầu doanh nghiệp thực hiện kê khai giá cát trở lại để ngăn ngừa tình trạng đầu cơ, độc quyền làm tăng giá cát xây dựng.
-
Lấp “lỗ hổng” thất thoát, lãng phí trong hệ thống định mức, đơn giá xây dựng
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà yêu cầu Bộ Xây dựng và Bộ Giao thông vận tải phối hợp chặt chẽ để hoàn thiện chính sách, bảo đảm việc ban hành định mức, đơn giá xây dựng được kịp thời, phù hợp với thị trường, chống thất thoát, lãng phí....