Trái ngược với mặt hàng thép, trong khi giá thép xây dựng trong nước đồng loạt giảm mạnh 4 lần liên tiếp trong tháng 5 thì nhiêu thương hiệu xi măng vẫn thông báo tăng giá bán.
Theo Vụ Vật liệu xây dựng (Bộ Xây dựng) cho biết, sản lượng tiêu thụ xi măng nội địa và xuất khẩu của cả nước trong tháng 5 đạt 9,27 triệu tấn. Trong đó, tiêu thụ trong nước khoảng 5,97 triệu tấn; xuất khẩu ước đạt khoảng 3,3 triệu tấn.
Đáng chú ý, giá bán xi măng trong nước trong tháng 5 tăng mạnh. Bộ Xây dựng cho biết, do ảnh hưởng của việc tăng giá các nguyên liệu đầu vào trong sản xuất xi măng như xăng dầu, than... nhiều doanh nghiệp buộc phải điều chỉnh giá bán xi măng ra thị trường.
Theo đó, giá bán xi măng trong giai đoạn này tăng khoảng 40.000-80.000 đồng/tấn, tùy từng loại xi măng (PCB30, PCB40…) và thương hiệu xi măng, do than và xăng dầu tăng giá rất lớn; giá xuất khẩu tương đối ổn định.
Giá xi măng tháng 5 tăng 40.000-80.000 đồng/tấn do giá nguyên liệu tăng
Ngay từ đầu tháng 5, khối các doanh nghiệp thuộc Tổng công ty Xi măng Việt Nam, gồm Vicem Bỉm Sơn, Vicem Bút Sơn đã quyết định điều chỉnh tăng giá bán. Trước đó, nhiều nhà sản xuất xi măng trong nước thông báo tăng giá bán xi măng từ ngày 20/3, với mức tăng phổ biến 100.000 đồng/tấn sản phẩm.
Lũy kế từ đầu năm đến nay, tiêu thụ sản phẩm xi măng đạt khoảng 44,12 triệu tấn, tương đương với sản lượng tiêu thụ của cùng kỳ năm 2021. Trong đó, tiêu thụ nội địa đạt khoảng 26,73 triệu tấn, giảm khoảng 2%, song xuất khẩu tăng khoảng 5% so với cùng kỳ năm trước, ước đạt khoảng 17,39 triệu tấn.
Dự báo về thị trường xi măng năm 2022, các chuyên gia cho rằng sản lượng tiêu thụ xi măng nội địa sẽ tăng trưởng trở lại do chúng ta đang đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công và triển khai xây dựng các công trình hạ tầng giao thông trọng điểm.
Tuy nhiên, biên lợi nhuận gộp của các doanh nghiệp sản xuất xi măng sẽ gặp áp lực lớn để duy trì như hiện nay do cạnh tranh lớn cùng áp lực từ giá đầu vào.
Hiện ngành xi măng trong nước đang đối diện với tình trạng dư cung và cạnh tranh gay gắt giữa các doanh nghiệp vẫn sẽ tiếp diễn trong thời gian tới. Cụ thể, nhu cầu xi măng nội địa hiện nay chỉ đạt dưới 65 triệu tấn thì quy mô công suất toàn ngành đã lên tới gần 107 triệu tấn.
Do đó, nhu cầu xi măng nội địa được phục hồi và có bước tăng trưởng lớn sẽ giảm tải được áp lực dư cung hiện này, kỳ vọng là kênh tiêu thụ chính cho các doanh nghiệp xi măng trong nước khi mà hoạt động xuất khẩu dự đoán sẽ chững lại trong thời gian tới.
-
Thêm nhiều doanh nghiệp tiếp tục tăng giá bán xi măng
Từ nay đến đầu tháng 6/2022, nhiều doanh nghiệp sản xuất xi măng tiếp tục điều chỉnh tăng giá bán xi măng trong nước để bù đắp chi phí do nguyên vật liệu đầu vào tăng giá.
-
Thủ tướng chỉ đạo nóng về vấn đề “sống còn” ảnh hưởng đến các dự án, công trình giao thông trọng điểm
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu các cơ quan liên quan khẩn trương thực hiện các giải pháp để tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc liên quan đến định mức, đơn giá xây dựng; khai thác, cung ứng vật liệu xây dựng cho các dự án, công trình giao th...
-
Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi ra chỉ đạo “nóng” ngăn chặn nạn đầu cơ làm tăng giá cát xây dựng
Sau 3 tháng bỏ quy định kê khai giá cát, Quảng Ngãi yêu cầu doanh nghiệp thực hiện kê khai giá cát trở lại để ngăn ngừa tình trạng đầu cơ, độc quyền làm tăng giá cát xây dựng.
-
Lấp “lỗ hổng” thất thoát, lãng phí trong hệ thống định mức, đơn giá xây dựng
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà yêu cầu Bộ Xây dựng và Bộ Giao thông vận tải phối hợp chặt chẽ để hoàn thiện chính sách, bảo đảm việc ban hành định mức, đơn giá xây dựng được kịp thời, phù hợp với thị trường, chống thất thoát, lãng phí....