Theo chuyên gia tài chính cao cấp Bùi Kiến Thành, việc hạ lãi suất xuống mức hợp lý, điều chỉnh giá các mặt hàng theo đúng giá trị thực, hạn chế chi tiêu lãng phí, thanh lý những công ty con, công ty cháu của các doanh nghiệp nhà nước làm ăn không hiệu quả... là những nhiệm vụ lớn trong việc điều hành kinh tế vĩ mô của năm 2011
alt
Chuyên gia tài chính cao cấp Bùi Kiến Thành.

Theo ông, để hạ lãi suất cho vay xuống, cần phải thực hiện những biện pháp gì?

Để hạ lãi suất cho vay của thị trường xuống (không để ở mức 18%-19% như hiện nay) theo tôi ngân hàng Nhà nước phải có những biện pháp khác, trong đó có cả những biện pháp quy định trong Luật Ngân hàng, bắt đầu có hiệu lực từ 1-1-2011.

Theo đó, Ngân hàng được áp dụng các biện pháp được luật pháp cho phép để kìm chế việc tăng lãi suất đồng thời kìm chế lạm phát. Theo quy định của Điều 10 trong luật này, Ngân hàng Nhà nước được phép cho ngân hàng thương mại vay vốn trực tiếp mà không cần phải trả chiết khấu hoặc phải trao đổi, vay vốn qua thị trường mở để đưa thêm tiền vào hệ thống ngân hàng.

Cùng với đó Ngân hàng Nhà nước có quyền quy định lãi suất cho ngân hàng thương mại vay giống như ở Mỹ, châu Âu hay Nhật Bản đang áp dụng. Như ở Mỹ, ngân hàng trung ương có thể cho ngân hàng thương mại vay với lãi suất do họ tự quyết định, có thể là 0%, 0,2% hay 0,5%...tùy theo nhu cầu tiền tệ để nền kinh tế không bị rơi vào tình trạng thiếu thanh khoản hay thiếu phương tiện thanh toán. Đây không chỉ là vấn đề biện pháp hành chính mà là chính sách tiền tệ cần thực hiện.

Ở Việt Nam, tiết kiệm nội địa hiện chiếm khoảng 30% GDP trong khi như mọi năm, ví dụ như năm 2010, chúng ta phải đầu tư tới 43% GDP. Mức chênh lệch 13% này Ngân hàng Nhà nước phải cân đối đủ để nền kinh tế không bị rơi vào tình trạng khát vốn. Hiện lượng tiền, vàng, đô la trong dân khá nhiều mà không được đưa vào đầu tư cho sản xuất lưu thông.

Nhiệm vụ nữa của Ngân hàng Nhà nước năm nay là phải theo dõi tiền đưa vào lưu thông đang chạy đi đâu. Bao nhiêu lượng tiền người dân mua vàng cất giữ, rút ra khỏi thị trường, bao nhiêu lượng tiền bị mất vai trò thanh toán, trao đổi.

Bộ Tài chính cho rằng việc điều chỉnh giá xăng dầu, điện, giá than cho sản xuất, giá bất động sản theo thị trường… trong năm 2011 sẽ phải thực hiện. Theo ông điều này có dẫn đến những vòng xoáy tăng giá, kéo theo lạm phát tăng cao?

Ở đây có hai phần. Một phần là phải để các mặt hàng vận hành theo thị trường, không thể để mãi việc giá than, điện bán dưới giá thành sản xuất như hiện nay được. Việc phải làm hiện nay là ổn định lại giá cả thế nào cho phù hợp.

Giá cả nhiều mặt hàng hiện nay là giá ảo do vẫn còn bao cấp một số nguyên liệu đầu vào. Việc thả giá các mặt hàng trên theo giá thị trường sẽ ảnh hưởng giá đầu vào của một số sản phẩm và thể hiện bằng việc chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tăng lên.

Tuy nhiên không phải vì thế mà quá lo. Việc cần làm trong năm là phải quản lý việc giá cả tăng lên như thế nào ứng với nền kinh tế nói chung.

Ngoài ra, cần điều chỉnh lại chính sách tài khóa, không nên dùng ngân sách một cách lãng phí trong các dự án không có hiệu quả kinh tế. Nếu làm tốt việc quản lý ngân sách, không để lãng phí xảy ra thì sẽ giúp cân bằng lại rất nhiều. Việc ổn định giá cả cũng là nhiệm vụ quan trọng.

Ông có nhắc đến việc quản lý một cách có hiệu quả các tập đoàn, tổng công ty, theo ông năm 2011 việc này sẽ phải làm như thế nào?

Theo tôi, để việc quản lý các tập đoàn, tổng công ty hiệu quả, cần thanh lý những công ty con, công ty cháu làm ăn không hiệu quả. Những đơn vị nào cổ phần hóa được, bán được thì nên cổ phần hóa hoặc bán đi. Còn những đơn vị nào thua lỗ quá không bán được thì cho phá sản. Tất cả những gì cần thiết để dẹp bỏ các lãng phí của các tập đoàn, doanh nghiệp cũng đã có chính sách rồi, vấn đề là làm tới đâu thôi.

Theo tôi, các tập đoàn phải làm sao phát triển và tập trung vào các nhiệm vụ chính của mình, và cắt đi những khoản đầu tư lãng phí. Chúng ta cũng đã có các tiêu chí để đánh giá hoạt động hiệu quả của các tập đoàn, doanh nghiệp nhà nước. Các tổ chức kiểm toán, thanh tra phải làm việc nghiêm túc trong việc kiểm tra, giám định xem các công ty con, công ty cháu của các tập đoàn làm ăn ra sao.

Cảm ơn ông!

  • Lãi suất lại “đè” nặng vai người mua

    Lãi suất lại “đè” nặng vai người mua

    Hiện nay, tình hình thị trường bất động sản khá trầm lắng, giá cả không giảm nhưng giao dịch sụt mạnh. Nguyên nhân chủ yếu do mặt bằng lãi suất hiện nay quá cao, buộc lòng khách hàng phải cân nhắc trước khi quyết định vay tiền ngân hàng để mua nhà. Còn doanh nghiệp thì “co cụm” chờ vào động thái của ngân hàng.

  • Giảm lãi suất và ẩn số từ lạm phát

    Giảm lãi suất và ẩn số từ lạm phát

    Đầu năm, thị trường ngoại hối, vàng tạm ổn định, nhưng lãi suất cao ngất ngưởng đang là vấn đề khó xử lý đối với Ngân hàng Nhà nước.

  • Lãi suất quý I khó giảm như kỳ vọng

    Lãi suất quý I khó giảm như kỳ vọng

    Theo các chuyên gia, lãi suất cho vay khó có thể giảm vào cuối quý I/2011 như kỳ vọng, mà ít nhất phải đến cuối quý II.

Cafeland.vn Theo - Phạm Tuyên (Tiền Phong)
  • Facebook
  • Chia sẻ
  •   Lưu tin
  •   Báo cáo

    Báo cáo vi phạm
     
 
Mọi ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc liên quan đến thị trường bất động sản xin gửi về địa chỉ email: [email protected]; Đường dây nóng: 0942.825.711.
Tags: cafeland