Trong “ma trận” thông tin dự án cắt lỗ đó có cả thông tin thật và thông tin giả. Ảnh minh hoạ
Vào công cụ tìm kiếm Google, chỉ cần gõ từ khoá “cắt lỗ căn hộ” thì ngay lập tức sẽ có khoảng 3 triệu kết quả liên quan.
Khảo sát trên một số kênh rao vặt bất động sản, những thông tin rao bán cắt lỗ chung cư cũng xuất hiện nhan nhản.
Đơn cử, một căn hộ 70m2 tại dự án chung cư trên đường Phạm Hùng (Nam Từ Liêm, Hà Nội) được chủ nhân rao bán với giá 2,8 tỉ đồng, giảm vài trăm triệu so với hồi đầu năm 2020.
Một căn hộ 75m2 tại dự án khác trên đường Minh Khai (Hai Bà Trưng, Hà Nội) cũng được chủ nhân rao bán với giá 2,7 tỉ đồng, giảm 300 triệu so với lúc mua vào năm ngoái.
Tham gia vào nhiều hội nhóm bất động sản trên mạng xã hội hơn một tháng qua, anh Lê Viết Tuân (trú tại Hoàng Mai, Hà Nội) cho biết, thời gian gần đây có rất nhiều thông tin rao bán cắt lỗ căn hộ từ 250-350 triệu đồng.
Đa số lý do rao bán cắt lỗ gấp đều đến từ việc cho thuê không hiệu quả, trong khi vẫn phải gánh lãi vay ngân hàng khiến nhiều nhà đầu tư không “trụ” nổi.
Những lý do này luôn tạo cho khách hàng có cảm giác thôi thúc muốn xuống tiền mua, dù thực tế nhiều thông tin cắt lỗ chỉ là chiêu trò của môi giới.
Tuy nhiên, anh Tuân cũng cho biết vẫn có những thông tin cắt lỗ thực sự, xuất phát từ việc nhà đầu tư bị “kẹt” khi thị trường có biến, chẳng hạn như đợt tái phát dịch căng thẳng hiện nay, nhưng giá cắt lỗ chỉ dao động nhẹ.
Theo anh Tuân, vấn đề là nhà đầu tư cần phải phân biệt được đâu là dự án thực sự cắt lỗ để đưa ra quyết định sáng suốt.
Liên quan đến vấn đề này, chuyên gia bất động sản Trần Khánh Quang cho biết, thời điểm khó khăn hiện nay sẽ có rất nhiều người muốn mua căn hộ cắt lỗ.
Nhiều nhà đầu tư lớn trên thị trường đã sẵn sàng mua bất động sản cắt lỗ 10-20%, nhưng họ không mua được bao nhiêu.
Lý do được ông Quang đưa ra là trên thực tế, rất ít người bán cắt lỗ, nếu có chỉ cắt lỗ ở mức 5-10%, chưa thấy mức cao hơn.
Theo chuyên gia này, muốn biết một bất động sản có cắt lỗ hay không, chúng ta phải liên tục quan sát thị trường chứ không có cách nào khác.
Ví dụ, người ta nói sản phẩm này trước đây họ bán 1,1 tỉ đồng nhưng giờ cắt lỗ còn một tỉ đồng. Nếu không biết, chúng ta tưởng là cắt lỗ nhưng thực tế không phải vậy mà mức giá kỳ vọng của họ là một tỉ.
Do đó, chúng ta phải quan sát liên tục, tìm hiểu thông tin trên các kênh, xem bất động sản chỗ này bán giá bao nhiêu thì mới biết sản phẩm mình muốn mua có thật sự cắt lỗ hay không.
Thứ hai, phải nói chuyện với chủ của bất động sản đó để biết họ cắt lỗ với lý do gì, có lý do họ mới cắt lỗ. Nếu không, khách hàng sẽ dễ bị "úp sọt".
Tức là bất động sản rao bán một tỉ đồng, nhưng khi đến nơi, người ta bán 900 triệu, vì giá kỳ vọng của họ là 900 triệu chứ không phải một tỉ. Như vậy là chúng ta mua sản phẩm cắt lỗ nhưng bị mua hớ.
Theo ông Quang, trên thị trường hiện nay cũng có khoảng 10-20% nhà đầu tư muốn cắt lỗ, nhưng người ta không rao bán cắt lỗ mà chỉ rao bán bình thường, chỉ thêm chữ "bán gấp" để thu hút khách hàng.
“Sau khi thương lượng căng thẳng mà người ta giảm giá thì mình mua. Còn nếu mới thương lượng mà giảm thì đừng mua vội, bởi không ai giảm giá quá nhanh”, ông Quang khuyên.
-
eMagazine: Sun Group tìm hướng đi mới trong tâm dịch
Tìm hướng đi mới, xoay chuyển tình thế từ bị động sang chủ động gắn với tinh thần “3T” là cách mà Sun Group lựa chọn để đối mặt và vượt qua những thách thức mà đại dịch Covid-19 đặt ra. Trong một buổi trò chuyện cuối năm, bà Nguyễn Ngọc Thuý Linh, Tổ...
-
Đại dịch khiến nhu cầu mua ngôi nhà thứ hai lên cao kỷ lục
Đại dịch làm khối lượng tài sản của người giàu tăng lên nhanh chóng. Theo báo cáo, số cá nhân sở hữu tài sản trị giá trên 30 triệu USD đã tăng gần 10% vào năm ngoài. Điều này kéo theo nhu cầu cao kỷ lục đối với các bất động sản cao cấp hoặc những ngô...
-
Lợi nhuận homestay đâu chỉ đong đếm bằng tiền
Từ dạo bước chân vào làm homestay dù quy mô nhỏ xíu, mọi người vẫn mặc định tôi đang kinh doanh và thường hỏi về lợi nhuận. Đã là lợi nhuận thì nhất định câu trả lời phải bằng những con số, mọi câu trả lời khác được đánh giá thuộc dạng né tránh hoặc ...