Nếu các nhà đầu tư vẫn nghĩ rằng Evergrande “quá lớn để sụp đổ” thì đó chỉ là suy nghĩ viển vông. Gần đây, Fitch Ratings đã hạ bậc xếp hạng ông lớn bất động sản này xuống mức “vỡ nợ hạn chế”. Đấy chỉ là ví dụ tiêu biểu về một năm khó khăn của các ông lớn bất động sản Trung Quốc.
Các ông trùm bất động sản Trung Quốc đã trải qua năm tồi tệ nhất kể từ năm 2012 sau khi chính phủ thắt chặt kiểm soát với các khoản nợ, cũng như theo đuổi chính sách “Thịnh vượng chung”.
Theo Bloomberg Billionaires Index, tổng tài sản ròng của các ông trùm bất động sản Trung Quốc đã bốc hơi hơn 46 tỷ USD trong năm nay. Chỉ riêng Chủ tịch China Evergrande Hứa Gia Ấn đã mất tới 17,2 tỷ USD. Điều này đồng nghĩa với việc tỷ phú Hứa Gia Ấn trở thành một trong những người mất nhiều tiền nhất năm 2021.
Terence Chong, Phó giáo sư kinh tế tại Đại học Hong Kong cho biết: “Lĩnh vực bất động sản ở Trung Quốc đã phát triển rất nhanh trong 2 thập kỷ qua nhờ sự mở rộng thông qua đòn bẩy tài chính, thúc đẩy sự giàu có của các tài phiệt trong nước. Sự phát triển chắc chắn sẽ chậm lại với hạn mức tín dụng từ các ngân hàng thấp hơn. Trung Quốc đang chuyển đổi và nâng cấp nền kinh tế của mình. Trong tương lai, bất động sản sẽ không phải lĩnh vực chủ đạo”.
Trung Quốc đang cố gắng ổn định nền kinh tế. Hiện tại, lĩnh vực nhà đất đang chiếm khoảng 1/4 tổng sản phẩm quốc nội. Việc chính phủ ban hành các quy tắc tài chính mới vào năm ngoái nhằm ngăn chặn bong bóng nhà đất đã dẫn đến rắc rối cho các chủ đầu tư sau nhiều năm hoạt động dựa vào đòn bẩy tài chính.
Kể từ đó, giá nhà giảm xuống, các ngân hàng cũng ngần ngại hơn trong việc cho vay và các nhà đầu tư đang nghi ngờ những công ty bất động sản lớn. Kết quả, khoảng 15 công ty bất động sản đã vỡ nợ trái phiếu doanh nghiệp vào năm 2021. Người mua nhà hiện vẫn ở trong trạng thái bất an, chưa biết khi nào có thể nhận nhà.
Từng là người giàu thứ 2 châu Á với khối tài sản ròng 42 tỷ USD, hiện ông Hứa Gia Ấn chỉ sở hữu khối tài sản ròng trị giá 6,1 tỷ USD do giá cổ phiếu của các công ty thuộc tập đoàn đang lao dốc và chính phủ kêu gọi ông chi tiền túi để trả cho nhà đầu tư. Đầu tháng này, Thống đốc Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc cho biết vụ việc của Evergrande sẽ được giải quyết theo cơ chế thị trường, báo hiệu chính phủ sẽ không dang tay cứu giúp công ty mắc nợ nhiều nhất thế giới.
Shimao Group, một trong những ông lớn khác trong ngành bất động sản Trung Quốc cũng bị nhấn chìm bởi tình trạng hỗn loạn tại nước này. Giá trị tài sản ròng của người đứng đầu tập đoàn, ông Hui Wing Mau đã giảm từ 5,2 tỷ USD xuống còn 4,4 tỷ USD.
Một số ông trùm khác thậm chí đã rớt khỏi bảng xếp hạng tỷ phú. Hiện tại, chính phủ Trung Quốc đang tăng cường sự hỗ trợ để giúp nền kinh tế phục hồi cũng như kìm hãm đà giảm giá của thị trường nhà ở. Đầu tháng này, POBC đã cắt giảm yêu cầu dự trữ của các ngân hàng. Các chuyên gia kỳ vọng Trung Quốc sẽ có thêm biện pháp kích thích tài khóa vào năm tới.
-
Tương lai hứa hẹn với thị trường bất động sản châu Á năm 2022
Dòng vốn toàn cầu cùng sự lạc quan của các nhà đầu tư ngày càng tăng sẽ thúc đẩy thị trường bất động sản trong khu vực châu Á – Thái Bình Dương năm 2022, theo công ty tư vấn bất động sản toàn cầu Colliers.
-
2022 sẽ là một năm đặc biệt với đầu tư bất động sản tại châu Á - Thái Bình Dương
Theo Colliers, bất động sản công nghiệp và hậu cần trong khu vực tiếp tục thể hiện sức hút vô cùng lớn với các nhà đầu tư trong năm 2022. Trong khi đó, thị trường văn phòng tại các đô thị lớn cũng sẽ có những dấu hiệu tích cực.
-
Quốc gia Đông Nam Á đầu tiên gia nhập BRICS
Ngày 6/1, Indonesia chính thức trở thành thành viên đầy đủ của BRICS, nhóm các nền kinh tế mới nổi gồm Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc và Nam Phi. Đây là quốc gia Đông Nam Á đầu tiên gia nhập BRICS, đánh dấu bước ngoặt quan trọng trong chiến lược đối ...
-
9 quốc gia sẽ gia nhập BRICS từ ngày 1/1/2025
Nga vừa công bố danh sách 9 quốc gia chính thức trở thành đối tác của BRICS từ ngày 1/1/2025. Động thái này đánh dấu bước mở rộng quan trọng của khối BRICS, đồng thời mở ra tiềm năng tăng cường hợp tác khu vực và toàn cầu, đặc biệt là với các quốc gi...
-
Hai tỷ phú Ấn Độ rời khỏi câu lạc bộ 100 tỷ USD
Hai tỷ phú hàng đầu Ấn Độ, ông Mukesh Ambani và ông Gautam Adani, đã chính thức rời khỏi câu lạc bộ "centibillionaire" (những người sở hữu tài sản trên 100 tỷ USD).