Ba đơn vị lớn là Moody’s, Fitch và S&P đã hạ xếp hạng của các tập đoàn bất động sản Trung Quốc lần lượt 43, 54 và 30 lần trong năm 2021. Con số này cao hơn nhiều so với lần lượt 6, 12 và 11 lần vào năm 2020. Điều này gây thêm áp lực lên khả năng tái cấp vốn cho các khoản nợ nước ngoài trong thời kỳ suy thoái.
Được thúc đẩy bởi tốc độ đô thị hóa nhanh chóng tại Trung Quốc, các nhà phát triển bất động sản nước này là những công ty đi vay lớn ở cả trong lẫn ngoài nước. Tại châu Á, họ chiếm tỷ trọng lớn trong thị trường trái phiếu doanh nghiệp có lãi suất cao trị giá 400 tỷ USD. Sau khi chính phủ Trung Quốc hạn chế đòn bẩy tài chính do lo ngại về bong bóng bất động sản, các công ty này đã đối mặt với nhiều vấn đề.
Evergrande, tập đoàn bất động sản mắc nợ nhiều nhất thế giới với khoản nợ hơn 300 tỷ USD, bắt đầu gặp các vấn đề từ mùa hè khi họ phải vật lộn để có đủ tiền mặt trả các khoản nợ cũng như duy trì đế chế khổng lồ thông qua các dự án bất động sản. Sau đó, tập đoàn đã trễ hạn trong việc thanh toán các khoản nợ, qua đó dẫn đến việc bị Fitch hạ bậc xếp hạng, chính thức phá sản.
Các vấn đề của Evergrande đã nhanh chóng lan sang những công ty khác. Kaisa Group, một tập đoàn bất động sản khác cũng không thể thanh toán khoản nợ trái phiếu trị giá 400 triệu USD trong tháng này. Một số nhà phát triển khác là Fantasia và China Modern Land cũng đã vỡ nợ trong những tháng gần đây. Tuần này, Kaisa đang đàm phán với các trái chủ về kế hoạch tái cơ cấu và đã thuê ngân hàng đầu tư Houlihan Lokey làm cố vấn.
S&P đã hạ bậc xếp hạng đối với trái phiếu của Evergrande từ B + vào tháng 1 xuống CC vào tháng 9, trước khi chúng bị xóa theo yêu cầu của công ty vào tuần trước.
Đầu tháng 12, Fitch đã hạ cấp Evergrande xuống mức "vỡ nợ có giới hạn" sau khi tập đoàn không có dấu hiệu đủ khả năng thanh toán trong thời gian ân hạn 30 ngày. Cho đến thời điểm hiện tại, Evergrande vẫn chưa tiết lộ bất kỳ thông tin chính thức nào về các khoản thanh toán.
Sự lao dốc của các công ty bất động sản tạo ra lo lắng cho nền kinh tế Trung Quốc, vốn đã phải vật lộn để duy trì đà tăng trưởng kể từ khi dịch bệnh bùng phát đầu năm 2020. Số lượng người mua lẫn giá nhà mới trên thị trường đều giảm rõ rệt trong ba tháng gần đây.
Hiện tại, những công ty đang mắc nợ được xếp hạng cao hơn vẫn có khả năng đối mặt với khủng hoảng. Shimao, một nhà phát triển chưa bị hạ cấp, tuần này đã bị S&P xếp hạng B + vì "khả năng tiếp cận nguồn vốn yếu".
Các nhà phân tích tại Citibank, một thành viên thuộc Citigroup đưa ra nhận định rằng các tập đoàn bất động sản đang cố gắng củng cố niềm tin bằng cách giảm nhịp mua lại các quỹ đất, tăng cường thu tiền mặt, xử lý tài sản không cốt lõi và huy động vốn thông qua các đợt phát hành cổ phiếu mới.
Tuy nhiên, các nhà phân tích cũng nói thêm rằng những công ty bất động sản Trung Quốc hiện tại đã chuyển từ giai đoạn phát triển sang tồn tại, vì vậy việc doanh thu và lợi nhuận của những tập đoàn như Shimao sụt giảm là điều không thể tránh khỏi.
-
8 xu hướng tiếp tục dẫn đầu trong lĩnh vực xây dựng năm 2022
Năm 2022 được coi là năm khắc họa rõ nét một số xu hướng mới của ngành xây dựng trở trên toàn cầu.
-
Các tỷ phú bất động sản Trung Quốc “bốc hơi” hơn 46 tỷ USD
Tỷ phú Hứa Gia Ấn, ông chủ tập đoàn bất động sản China Evergrande từng tươi cười khi tham dự lễ kỷ niệm 100 năm thành lập Đảng Cộng Sản Trung Quốc hồi tháng 7. Nhiều người tin rằng việc này chứng tỏ chính quyền Bắc Kinh vẫn ủng hộ Evergrande.
-
Khu vực châu Á lạc quan về thị trường văn phòng cho thuê năm 2022
Thị trường văn phòng cho thuê tại khu vực châu Á – Thái Bình Dương đã trải qua năm 2021 với nhiều biến động, phần lớn được gây ra bởi ảnh hưởng của đại dịch Covid-19. Bây giờ là thời điểm thích hợp để nói về thị trường này trong năm 2022.
-
Tòa án Hồng Kông ra lệnh giải thể tập đoàn bất động sản mắc nợ nhiều nhất thế giới China Evergrande
Một tòa án ở Hồng Kông ngày thứ Hai 29/1 đã ra lệnh thanh lý tập đoàn bất động sản khổng lồ China Evergrande Group, một động thái có thể gây ra những làn sóng tác động đến thị trường tài chính đang xuống dốc của Trung Quốc khi các nhà hoạch định chín...
-
Từ Country Garden tới China Evergrande, cuộc khủng hoảng bất động sản tại Trung Quốc đang diễn ra như thế nào?
Việc hàng loạt công ty bất động sản, bao gồm cả những ông lớn như China Evergrande hay Country Garden, rơi vào cảnh nợ nần đang khiến ngành bất động sản Trung Quốc, lĩnh vực chiếm tỷ trọng lớn của nền kinh tế nước này, đối mặt nhiều khó khăn....
-
Các công ty bất động sản tư nhân của Trung Quốc đứng trên núi nợ 390 tỷ USD
Theo một ước tính từ Gavekal Research, các hóa đơn chưa thanh toán từ các nhà phát triển tư nhân Trung Quốc có tổng trị giá 390 tỷ USD, một mối đe dọa lớn đang rình rập nền kinh tế.