Đầu tư bất động sản thương mại ở Châu Á Thái Bình Dương (APAC) đã tăng trưởng trong quý III để đạt mức kỷ lục, theo báo cáo từ Real Capital Analytics (RCA). Khối lượng giao dịch hiện liên tục tăng trong 12 tháng qua khi các nhà đầu tư tích cực tìm kiếm cơ hội.

David Green-Morgan, Giám đốc điều hành RCA khu vực APAC cho biết: “Chúng tôi đã chứng kiến ​​sự tăng trưởng bền vững trong suốt năm 2021 khi sự phục hồi được nhân rộng trong toàn khu vực. Năm 2021, thị trường APAC có khả năng ghi nhận những kỷ lục”.

Văn phòng tăng trưởng, bán lẻ tìm thấy ánh sáng

Sau 2 quý đầu năm 2021 tương đối trầm lắng, khối lượng giao dịch văn phòng trong quý III có sự tăng trưởng nhanh, đạt mức 22,7 tỷ USD. Tính đến thời điểm hiện tại, với tổng khối lượng giao dịch đạt mức 12,7 tỷ USD, Seoul trở thành thị trường giao dịch phân khúc văn phòng lớn nhất thế giới.

Lĩnh vực bán lẻ cũng tìm thấy ánh sáng sau quãng thời gian dài vật lộn với khó khăn khi đại dịch COVID-19 bùng phát cùng sự bùng nổ của thị trường thương mại điện tử. Các nhà đầu tư bắt đầu tìm kiếm cơ hội trên thị trường này, đặc biệt ở một số nơi như Úc, Nhật Bản.

Benjamin Chow, Trưởng bộ phận phân tích khu vực APAC của RCA cho biết: “Điều thú vị về APAC là phần lớn sự phục hồi của khu vực này được thúc đẩy bởi hai khoản đầu tư vào thị trường văn phòng và bán lẻ. Điều này trái ngược với Mỹ, nơi đầu tư bất động sản công nghiệp lên ngôi, và châu Âu, nơi chưa có lĩnh vực nào cho thấy tín hiệu phục hồi sau khi chạm đáy vào năm 2020”.

Hàn Quốc là thị trường bất động sản lớn nhất APAC quý III

Hơn 10 tỷ USD là tổng giá trị giao dịch bất động sản được thực hiện ở Hàn Quốc trong quý III, đưa quốc gia này vươn lên đầu bảng xếp hạng tại APAC. Lũy kế 9 tháng đầu năm, tổng giá trị giao dịch tại Hàn Quốc đạt 27,4 tỷ USD, cao gấp đôi cùng kỳ năm ngoái. Đáng chú ý, các tổ chức trong nước là những nhà đầu tư chính, thúc đẩy thị trường bất động sản Hàn Quốc.

“Hiện tại, Hàn Quốc là thị trường đầu tư phát triển nhanh nhất trên thế giới. 7/8 quý gần nhất, Hàn Quốc liên túc thiết lập những kỷ lục mới về tổng giá trị đầu tư bất động sản. Trong vài năm qua, các nhà đầu tư nước này đã vượt qua những đối thủ tới từ Singapore, Nhật Bản và thậm chí cả Trung Quốc về tổng chi tiêu cả trong và ngoài nước”, chuyên gia Benjamin Chow chia sẻ.

Thị trường bất động sản Úc và Singapore phục hồi, ngang bằng thời điểm đại dịch Covid-19 chưa bùng phát

Tổng giá trị giao dịch bất động sản tại Úc đạt 8,5 tỷ USD trong quý III. Lũy kế 3 quý đầu năm, con số này đạt mức 24,8 tỷ USD, cao hơn 21% so với mức trung bình từng ghi nhận được trước thời điểm đại dịch bùng phát. Hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực bất động sản công nghiệp đã chững lại trong quý III sau khi tăng trưởng mạnh vào đầu năm. Các lĩnh vực văn phòng và và bán lẻ đang dần lên ngôi.

Ông David Green-Morgan nói: “Úc là một trong những thị trường phục hồi mạnh mẽ nhất trong khu vực khi hầu hết mọi lĩnh vực đều tăng trưởng. Một đặc điểm đáng chú ý là sự xuất hiện của một số lĩnh vực thay thế, bao gồm chăm sóc sức khỏe, chăm sóc trẻ em, cửa hàng tự lưu trữ và quán rượu”.

Trong khi đó, tổng khối lượng đầu tư vào Singapore đạt 1 tỷ USD trong quý III, nâng tổng mức đầu tư sau 9 tháng lên 5,8 tỷ USD. Mặc dù không có nhiều giao dịch trong quý vừa qua, nhưng Singapore ghi nhận những tín hiệu tích cực ở một số khu vực nhỏ. Sau 9 tháng, có tới 90 thương vụ trị giá hơn 10 triệu USD đã được thực hiện, nhiều gấp đôi cùng kỳ năm trước.

Benjamin Chow nhận định: “Singapore từ lâu đã là mục tiêu được nhắm đến bởi một số tổ chức lớn nhất thế giới”.

Thị trường bất động sản Trung Quốc vẫn tăng trưởng bất chấp lo lắng về tình trạng vỡ nợ của các tập đoàn lớn

Hoạt động giao dịch ở Trung Quốc không có dấu hiệu chững lại trong quý III, bất chấp lo ngại về khả năng vỡ nợ của các tập đoàn bất động sản lớn. Các nhà đầu tư trong nước là nền tảng thúc đẩy sự phát triển của thị trường. Khối lượng đầu tư bất động sản tạo ra lợi nhuận tại Trung Quốc tính đến nay đạt mức 35 tỷ USD, trở thành thị trường lớn nhất APAC sau 9 tháng đầu năm

“Trong khi sự chú ý có thể đổ dồn vào một nhóm các doanh nghiệp, một số tập đoàn khác đang trong giai đoạn trả nợ. Thực tế là phần còn lại của nền kinh tế Trung Quốc vẫn đang tiến về phía trước. Nguồn cung tăng lên dẫn đến việc giảm giá văn phòng ở các thành phố lớn và hoạt động giao dịch tiếp tục phát triển với tốc độ ổn định”, chuyên gia Benjamin Chow chia sẻ.

Thỏa thuận Dentsu giúp thị trường bất động sản Nhật Bản “lấp lánh” trong quý III

Tokyo đã mất vị trí là thị trường tàu điện ngầm số một trong khu vực bất chấp đạt được thỏa thuận đơn lẻ lớn nhất trong năm, được giao dịch vào tháng 9. Hulic và Mizuho Leasing đã mua lại trụ sở chính của Dentsu với giá 2,4 tỷ USD. Giá văn phòng tại các thành phố lớn tiếp tục tăng, đặc biệt là ở Tokyo, Osaka và Nagoya.

Số lượng giao dịch tăng, thị trường bất động sản Hong Kong vẫn lao dốc

Tổng giá trị giao dịch tại Hong Kong trong quý III giảm 38% so với cùng kỳ năm ngoái. Đây là lần đầu tiên sau 4 quý, giá trị giao dịch tại thị trường này mới chứng kiến sự lao dốc. Dù vậy, khối lượng giao dịch tại Hong Kong lại tăng lên, ngang ngửa năm 2019, thời điểm đại dịch chưa xuất hiện.

Benjamin Chow chia sẻ: “Sự lao dốc trong quý III tại Hong Kong phần lớn là do thiếu các giao dịch lớn. Số lượng giao dịch vẫn đang tăng lên. Cơ cấu dòng vốn đã thay đổi khi các nhà đầu tư Trung Quốc dần quay lưng với thị trường này còn các nhà đầu tư từ Mỹ, Anh và Singapore đang quay trở lại”.

Anh Nguyễn (RC Analytics)
  • Facebook
  • Chia sẻ
  •   Lưu tin
  •   Báo cáo

    Báo cáo vi phạm
     
  • Bất động sản châu Á trở lại mạnh mẽ trong nửa cuối năm 2024

    Bất động sản châu Á trở lại mạnh mẽ trong nửa cuối năm 2024

    Sau khi trải qua năm 2023 đầy thử thách với lãi suất cao, sự phục hồi yếu hơn dự kiến ở Trung Quốc đại lục và căng thẳng địa chính trị đè nặng lên hoạt động cho thuê và đầu tư, thị trường bất động sản Châu Á Thái Bình Dương đã sẵn sàng cho nửa cuối n...

  • Bất động sản châu Á đang ở đâu?

    Bất động sản châu Á đang ở đâu?

    Ngành bất động sản châu Á đang phải đối mặt với nhiều thách thức đa dạng khi tình hình kinh tế và địa chính trị bấp bênh cũng như mối đe dọa biến đổi khí hậu ngày càng gia tăng. Tuy nhiên, triển vọng của thị trường này lại vượt trội so với phần còn l...

  • Ngành xây dựng châu Á tiếp tục gặp khó do thiếu lao động và lãi suất cao

    Ngành xây dựng châu Á tiếp tục gặp khó do thiếu lao động và lãi suất cao

    Theo báo cáo thị trường của công ty tư vấn xây dựng toàn cầu Linesight công bố vào ngày 21/03, tình trạng thiếu lao động lành nghề và lãi suất tăng trong thời gian dài tiếp tục ảnh hưởng đến triển vọng tăng trưởng của ngành xây dựng khu vực vào năm 2...

 
Mọi ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc liên quan đến thị trường bất động sản xin gửi về địa chỉ email: [email protected]; Đường dây nóng: 0942.825.711.