Colliers cho rằng các công ty công nghệ châu Á, đáng kể trong số này là nhiều tập đoàn Trung Quốc, sẽ là những “tay chơi” chính trên thị trường văn phòng cho thuê trong năm 2021 và những năm tiếp theo. Nhóm khách thuê này tác động nhiều đến mức giá, ưu đãi và độ phức tạp của giao dịch.
Các hãng công nghệ của Trung Quốc như Alibaba, Tencent, Meituan, JD.com, Baidu hay Xiaomi là những tập đoàn đang mở rộng kinh doanh nhanh bậc nhất trong khu vực, hiện chiếm khoảng 2 triệu mét khối diện tích văn phòng cho các trụ sở chính và chiếm 10% tổng diện tích văn phòng tại các thành phố chính của Trung Quốc.
Sử dụng mức tăng trưởng của các công ty này làm thước đo tham khảo, đơn vị này ước tính “khách thuê là các hãng công nghệ khu vực sẽ chiếm đến 20-25% nhu cầu văn phòng tại châu Á từ 2020-2025”. Khẩu vị ưa thích của các nhà đầu tư tại các địa điểm được giới công nghệ tập trung như Sydney, Melbourne, Singapore, Bengaluru hay Hyderabad.
Thị trường văn phòng cho thuê châu Á tiếp tục hấp dẫn nhà đầu tư trong năm nay
Dù đánh giá cao vai trò của các hãng công nghệ Trung Quốc, nhưng Colliers cũng cho rằng, trong năm 2021 chiến lược Trung Quốc + 1 sẽ được các nhà đầu tư áp dụng để giảm thiểu rủi ro.
Thị trường nội địa khổng lồ và tiềm năng tăng trưởng trong dài hạn của Trung Quốc có sức hấp dẫn đáng kể với các công ty đa quốc gia quy mô lớn (MNCs) mong muốn vận hành và mở rộng kinh doanh tại nước này. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của chiến tranh thương mại và đại dịch Covid-19, một số công ty MNCs tại châu Á nhận thấy rằng họ không thể đặt toàn bộ hoạt động sản xuất, kinh doanh tại Trung Quốc và đã có những tập đoàn lớn tìm cách chuyển hướng sản xuất hoặc hiện diện thêm ở một quốc gia khác – chiến lược Trung Quốc + 1.
“Xu hướng này sẽ khiến nhu cầu gia tăng trong mảng bất động sản công nghiệp và logistic cũng như phần nào với phân khúc văn phòng ở các thị trường như Nhật Bản (nhất là vùng xung quanh Tokyo), Đài Loan (Trung Quốc), Ấn Độ và Việt Nam”, Colliers nhận định.
Đơn vị này cũng cho rằng, thị trường văn phòng cho thuê châu Á tiếp tục hấp dẫn nhà đầu tư trong năm nay. Nhu cầu thuê ròng phân khúc văn phòng sẽ tăng 96% so với mức yếu ớt của năm ngoái nhưng nguồn cung mới sẽ nhiều hơn nhu cầu 1,6 lần. Điều này có thể khiến giá thuê giảm 6,1%. Tỷ lệ văn phòng trống được dự báo sẽ đạt đỉnh ở mức 15% vào khoảng cuối năm 2023. Nhiều thành phố tại Trung Quốc và Ấn Độ có khả năng sẽ là những nơi có tỷ lệ văn phòng trống cao, trong khi Singapore, Sydney và Melbourne có thể có tỷ lệ văn phòng trống khá thấp.
Phần lớn thị trường văn phòng tại châu Á sẽ có nhiều yếu tố có lợi cho người thuê trong năm 2021 mặc dù một số thị trường đang có những dấu hiệu hồi phục. Phân khúc văn phòng vẫn hấp dẫn các nhà đầu tư trường vốn. Tuy nhiên, với việc nhu cầu và nguồn cung mất cân bằng ở nhiều thành phố, giá thuê văn phòng ít có khả năng tăng trong thời gian trước mắt.
-
Ba động lực thúc đẩy thị trường văn phòng tăng trưởng trong năm 2021
CafeLand - Trong bối cảnh kinh tế vĩ mô có tín hiệu hồi phục, thị trường văn phòng duy trì giá thuê gộp và công suất thuê trung bình ổn định. Trong nhận định mới đây, Savills chỉ ra ba động lực thúc đẩy sự tăng trưởng ổn định của thị trường văn phòng trong năm 2021.
-
Thị trường văn phòng Việt Nam hưởng lợi từ tăng trưởng offshoring
Việt Nam được đánh giá là thị trường gia công tốt thứ 7 toàn cầu. Theo Statista, doanh thu thị trường offshoring của nước ta dự kiến đạt 0,84 tỷ USD với tỷ lệ tăng trưởng kép hàng năm (CAGR) trong giai đoạn 2024 – 2028 là 8,78%....
-
Thị trường văn phòng Việt đang bắt kịp với văn phòng quốc tế như thế nào?
Tiệm cận với các xu hướng quốc tế là điều phổ biến và tất yếu đối với các dự án bất động sản Việt Nam, đặc biệt là phân khúc văn phòng hạng A.
-
“Ngày tàn” của mô hình kinh tế chia sẻ đã điểm?
Tình hình kinh doanh ảm đạm kéo dài và nộp đơn xin bảo hộ phá sản của những tên tuổi lớn trong ngành bất động sản theo đuổi mô hình kinh tế chia sẻ, như WeWork và Airbnb, dường như đang báo hiệu giai đoạn suy tàn của một mô hình từng được kỳ vọng sẽ ...